1

Có thể để tampon trong cơ thể tối đa bao lâu?

Để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn thì chỉ được để tampon trong cơ thể trong thời gian tối đa 8 tiếng và tốt nhất là thay sau từ 4 đến 6 tiếng.
Có thể để tampon trong cơ thể tối đa bao lâu? Có thể để tampon trong cơ thể tối đa bao lâu?

Nội dung chính của bài viết:

  • Để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn thì chỉ được để tampon trong cơ thể trong thời gian tối đa 8 tiếng và tốt nhất là thay sau từ 4 đến 6 tiếng.
  • Khi tampon ở trong cơ thể sau 8 tiếng thì nguy cơ xảy ra hội chứng sốc nhiễm độc hay các vấn đề ít nghiêm trọng hơn như kích ứng hay nhiễm trùng sẽ tăng cao.
  • Mặc dù sốc nhiễm độc là vấn đề hiếm khi xảy ra nhưng tốt nhất vẫn luôn phải cẩn thận để tránh xảy ra những vấn đề đáng tiếc.
  • Nếu hay quên và thường không nhớ thay tampon sau thời gian được khuyến nghị thì phải hẹn giờ điện thoại hoặc chuyển sang các sản phẩm khác cho kỳ kinh nguyệt.

Có thể để tampon trong cơ thể tối đa bao lâu?

Dù là tampon hay băng vệ sinh truyền thống thì nguyên tắc chung là không được để trong cơ thể quá 8 tiếng.

Theo khuyến nghị của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì tốt nhất là nên thay tampon sau 4 đến 8 tiếng một lần và để đảm bảo an toàn thì các chuyên gia đều khuyên nên thay sau khoảng thời gian từ 4 đến 6 tiếng. Điều này giúp tránh bị nhiễm trùng.

Có nên để tampon trong khi ngủ không?

Điều này còn tùy vào thời gian ngủ mỗi đêm. Nếu như chỉ ngủ từ 6 đến 8 tiếng thì có thể dùng tampon khi đi ngủ. Nhưng cần nhớ phải đặt tampon vào ngay trước khi đi ngủ và tháo ngay sau khi thức dậy. Còn nếu ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm thì nên chọn những sản phẩm khác như cốc nguyệt san hay băng vệ sinh. Bạn có thể dùng tampon vào ban ngày và băng vệ sinh vào ban đêm.

Khi đi bơi

Một ưu điểm lớn của tampon so với băng vệ sinh truyền thống là phụ nữ có thể đi bơi bình thường trong ngày đèn đỏ. Mặc dù tampon sẽ hút một lượng nước nhỏ nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng sau khi bơi xong thì nên thay tampon ngay.

Nếu bạn lo là sợi dây của tampon sẽ thò ra bên ngoài đồ bơi thì có thể nhét vào bên trong môi âm hộ.

Khi dùng băng vệ sinh thì không được đi bơi. Nếu bạn muốn đi bơi nhưng không muốn dùng tampon thì có thể cân nhắc dùng thử cốc nguyệt san.

Tại sao lại phải thay sau 8 tiếng?

Khi tampon ở bên trong cơ thể quá 8 tiếng liên tục, nguy cơ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng sẽ tăng lên.

Tampon nằm trong cơ thể càng lâu thì vi khuẩn càng có khả năng sản sinh độc tố và độc tố này có thể xâm nhập vào máu qua tử cung hoặc niêm mạc âm đạo.

Điều này sẽ gây ra một vấn đề hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng được gọi là hội chứng sốc nhiễm độc (toxic shock syndrome).

Các triệu chứng của sốc nhiễm độc gồm có:

  • Sốt cao đột ngột
  • Tụt huyết áp
  • Buồn nôn
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Xuất hiện những mảng ửng đỏ như cháy nắng
  • Người mệt mỏi
  • Môi, lưỡi và lòng trắng mắt chuyển màu đỏ
  • Đau nhức cơ
  • Đầu óc không tỉnh táo
  • Co giật
  • Đau đầu

Hội chứng sốc nhiễm độc là một vấn đề hiếm gặp. Tổ chức Quốc gia về những bệnh hiếm gặp của Hoa Kỳ (The National Organization for Rare Disorders) ước tính rằng hội chứng sốc nhiễm độc do tampon chỉ xảy ra ở khoảng 1 trên 100.000 phụ nữ có kinh nguyệt mỗi năm. Và số trường hợp sốc nhiễm độc liên quan đến tampon được phát hiện đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời thì hội chứng sốc nhiễm độc sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, như:

  • Huyết áp thấp nguy hiểm
  • Suy thận hoặc suy gan
  • Hội chứng suy hô hấp
  • Suy tim
  • Tử vong

Những rủi ro khác

Mặc dù hội chứng sốc nhiễm độc là vấn đề rất hiếm khi xảy ra nhưng đừng vì thế mà chủ quan. Việc để tampon trong cơ thể quá 8 tiếng còn có thể gây kích ứng hay dẫn đến những bệnh nhiễm trùng khác.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là từ dùng chung cho một nhóm các vấn đề do nhiễm trùng và phản ứng viêm xảy ra ở âm đạo. Nguyên nhân gây nên những loại nhiễm trùng này có thể là do vi khuẩn, nấm men hoặc virus và đây là một nguy cơ phổ biến hơn nhiều so với hội chứng sốc nhiễm độc.

Viêm âm đạo thường có các triệu chứng như khí hư bất thường (màu vàng, xanh và có mùi khó chịu), ngứa ngáy, đau hoặc nóng rát ở vùng kín. Những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn khi quan hệ tình dục.

Nếu gặp phải bất kỳ biểu hiện nào trong số này thì cần đi khám bác sĩ phụ khoa ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các triệu chứng có thể tự khỏi hoặc phải dùng thuốc không kê đơn nhưng cũng có những trường hợp phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo hay viêm âm đạo do vi khuẩn là một trong những dạng viêm âm đạo phổ biến nhất. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng trong hệ vi khuẩn trong âm đạo, những vi khuẩn có hại phát triển quá mức và áp đảo số lượng vi khuẩn có lợi.

Mặc dù nhiều phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo do quan hệ tình dục nhưng bệnh này không được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và quan hệ cũng không phải con đường duy nhất gây lây nhiễm bệnh.

Nhiễm khuẩn âm đạo có các triệu chứng như tiết khí hư màu trắng xám hoặc xanh và có mùi tanh, ngứa ngáy, nóng rát khi đi tiểu... Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì cần đi khám bác sĩ. Nhiễm khuẩn âm đạo cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Viêm da tiếp xúc ở bộ phận sinh dục

Ở một số người, sử dụng tampon có thể gây phản ứng dị ứng. Khi tiếp tục sử dụng trong thời gian dài, phản ứng dị ứng sẽ dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, đau và mẩn đỏ.

Khi có những biểu hiện này thì cần đi khám bác sĩ và chuyển sang các sản phẩm khác thay thế cho loại tampon đang dùng, chẳng hạn như tampon bằng bông hữu cơ, cốc nguyệt san, băng vệ sinh hoặc quần lót nguyệt san.

Khi nào nên đi khám?

Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số nêu trên thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tiềm ẩn. Do đó, cần đi khám bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy biểu hiện khác thường.

Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là điều vô cùng quan trọng trong trường hợp sốc nhiễm độc để tránh xảy ra những biến chứng về sau này và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

Đối với các vấn đề ít nghiêm trọng hơn thì có thể điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn, ví dụ như kháng sinh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: cơ thể, tối đa
Tin liên quan
Có kinh hai lần trong một tháng có bình thường không?
Có kinh hai lần trong một tháng có bình thường không?

Đa số phụ nữ đều có kinh nguyệt mỗi tháng một lần nhưng đôi khi, kinh nguyệt có thể đến hai lần trong cùng một tháng.

Những thay đổi của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ
Những thay đổi của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ

Vào những ngày đèn đỏ, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi và trong đó có cả chức năng của hệ tiêu hóa. Nếu bạn nhận thấy rằng thói quen “đi nặng” của mình khi đến kỳ không giống với những ngày bình thường thì cũng đừng lo lắng. Không có mình bạn đâu mà rất nhiều chị em phụ nữ khác cũng gặp những vấn đề tương tự.

Có thể tập thể dục trong ngày đèn đỏ không?
Có thể tập thể dục trong ngày đèn đỏ không?

Thói quen tập thể dục thường xuyên đem lại lợi ích lớn cho cả thể chất và tinh thần. Không có lý do gì mà bạn phải dừng việc tập luyện trong thời gian có kinh nguyệt, chỉ trừ khi quá đau đớn, mệt mỏi. Trên thực tế, nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng tập thể dục là điều rất hữu ích trong thời gian hành kinh.

Phụ Nữ Đến Tháng Mất Bao Nhiêu Máu Trong Ngày Đèn Đỏ?
Phụ Nữ Đến Tháng Mất Bao Nhiêu Máu Trong Ngày Đèn Đỏ?

Kinh nguyệt là hiện tượng mà hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều phải trải qua mỗi tháng. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc đến tháng mất bao nhiêu máu chưa?

Tất tần tật những điều bạn cần biết về tampon
Tất tần tật những điều bạn cần biết về tampon

Có thể bạn mới chỉ nghe nói đến băng vệ sinh nhưng thực ra còn có rất nhiều sản phẩm khác được dùng trong những ngày đèn đỏ và trong đó có tampon.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây