1

Cách xử lý khi tampon bị kẹt

Khi nghi ngờ có tampon bị mắc kẹt trong âm đạo thì phải hành động nhanh chóng vì tình trạng nhiễm trùng do tampon kẹt có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể và đe dọa đến tính mạng.
Cách xử lý khi tampon bị kẹt Cách xử lý khi tampon bị kẹt

Nội dung chính của bài viết:

  • Khi tampon di chuyển vào quá sâu bên trong âm đạo thì có thể bị xoay và không còn nhìn thấy sợi dây bên ngoài nữa. Khi tampon bị mắc kẹt bên trong âm đạo quá lâu thì sẽ có một số triệu chứng nhiễm trùng do dị vật gây ra.
  • Khi nghi ngờ có tampon bị mắc kẹt trong âm đạo thì hãy thử thả lỏng cơ. Điều này sẽ giúp bạn có thể tìm thấy tampon một cách dễ dàng hơn.
  • Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào hoặc không thể tìm thấy tampon thì cần đến ngay cơ sở y tế.
  • Điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng vì tình trạng nhiễm trùng do tampon kẹt có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể và đe dọa đến tính mạng.

Tampon bị mắc kẹt có nguy hiểm không?

Bất cứ thứ gì bị mắc kẹt trong âm đạo đều có thể khiến chị em hoảng sợ nhưng thực ra thì điều này cũng không quá nguy hiểm. Ống âm đạo chỉ sâu từ 7 đến 10cm. Thêm nữa, lỗ cổ tử cung chỉ đủ lớn để cho phép máu kinh nguyệt đi ra và tinh dịch đi vào.

Điều này có nghĩa là tampon không thể di chuyển vượt ra ngoài âm đạo vào sâu bên trong cơ thể. Tuy nhiên, khi tampon di chuyển vào quá sâu bên trong âm đạo thì có thể bị xoay và không còn nhìn thấy sợi dây bên ngoài nữa.

Nếu bạn đang dùng hoặc có ý định chuyển sang dùng tampon thì cần biết một số điều về sự cố kẹt tampon, cách để có thể tự xử lý tại nhà và khi nào cần đến gặp bác sĩ.

Dấu hiệu

Khi tampon bị mắc kẹt bên trong âm đạo quá lâu thì sẽ có một số dấu hiệu như:

  • Dịch tiết âm đạo có màu nâu, xanh lá, vàng, hồng hoặc xám
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu
  • Âm đạo có mùi khó chịu dù không có dịch tiết
  • Ngứa ngáy bên trong âm đạo hoặc quanh âm hộ
  • Nổi mẩn đỏ xung quanh bộ phận sinh dục
  • Đau đớn khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới hoặc đau ở vùng chậu
  • Sưng trong hoặc xung quanh âm đạo
  • Sốt cao, từ 40 độ C trở lên

Đây là những triệu chứng nhiễm trùng do dị vật gây ra, chẳng hạn như tampon bị để trong âm đạo quá lâu. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý khẩn cấp chứ không nên cố gắng tự lấy tampon ra tại nhà. Bác sĩ sẽ phải cẩn thận tháo tampon và sau đó điều trị nhiễm trùng.

Làm thế nào để tự xử lý tampon bị mắc kẹt?

Trong trường hợp chưa có dấu hiệu nhiễm trùng thì có thể tự lấy tampon bị kẹt ra tại nhà. Trước khi bắt đầu, phải cắt gọn móng tay và dũa để không còn cạnh sắc. Điều này nhằm tránh gây xước ở bên trong âm đạo và dẫn đến nhiễm trùng.

Khi đã cắt tỉa móng tay xong thì phải rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng. Nếu ngón tay có vết xước hay bất kỳ vết thương hở nào thì cũng phải băng lại bằng băng keo y tế.

Sau đó, thực hiện theo các bước sau để tìm tampon:

  • Nằm xuống hoặc ngồi trên bồn vệ sinh với hai chân mở rộng, gác lên ghế. Bạn cũng có thể đứng và đặt một chân lên bồn cầu.
  • Rặn mạnh xuống giống như khi đang đi ngoài. Trong một số trường hợp, chỉ cần rặn mạnh là đủ để đẩy tampon ra.
  • Nếu vẫn không cảm thấy gì thì hãy hít thở sâu và thả lỏng cơ.
  • Cẩn thận đưa một ngón tay vào trong âm đạo. Từ từ di chuyển ngón tay theo hình vòng tròn bên trong âm đạo để tìm tampon. Cố gắng đưa ngón tay lên gần cổ tử cung.

Lưu ý, chỉ được dùng ngón tay, không được dùng những vật khác như nhíp để tìm hoặc lấy tampon bị mắc kẹt.

Khi đã tìm thấy tampon thì làm theo các bước sau để lấy ra ngoài:

  • Cố gắng thả lỏng, đặc biệt là các cơ sàn chậu.
  • Đưa hai ngón tay vào và cố gắng nắm lấy tampon hoặc sợi dây của tampon. Nếu cảm thấy khó chịu thì có thể sử dụng thêm gel bôi trơn.
  • Kéo tampon ra một cách thật nhẹ nhàng.
  • Kiểm tra tampon xem có còn nguyên vẹn hay có sót lại mảnh nào bên trong âm đạo không.

Nếu không thể tìm thấy hay lấy tampon ra hoặc nghi ngờ vẫn có sót lại mảnh tampon trong âm đạo thì phải đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý. Nếu không được can thiệp nhanh chóng thì tampon bị mắc kẹt có thể gây nhiễm trùng và thậm chí còn có khả năng đe dọa đến tính mạng.

Hội chứng sốc nhiễm độc

Việc có tampon bị mắc kẹt trong âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra hội chứng sốc nhiễm độc (toxic shock syndrome) - một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Mặc dù không phải ai gặp sự cố tampon mắc kẹt cũng đều sẽ bị sốc nhiễm độc nhưng tampon bị kẹt càng lâu thì nguy cơ sẽ càng cao.

Hội chứng sốc nhiễm độc có thể nhanh chóng dẫn đến suy thận, sốc hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy nên cần có biện pháp xử lý khẩn cấp nếu có tampon bị kẹt và gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Đau đầu
  • Nhức cơ
  • Đầu óc lơ mơ, mất phương hướng
  • Sốt cao đột ngột
  • Nôn ọe
  • Tiêu chảy
  • Tụt huyết áp
  • Nổi nhưng mảng đỏ giống như bị cháy nắng ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Cổ họng, miệng và lòng trắng mắt chuyển màu đỏ
  • Co giật

Khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu không thể tìm được tampon bị mắc kẹt hay không chắc chắn liệu có tampon bị kẹt trong âm đạo hay không thì tốt nhất là đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được xử lý kịp thời, tránh xảy ra hội chứng sốc nhiễm độc.

Nếu có các triệu chứng nhiễm trùng hoặc sốc nhiễm độc thì cần phải đến ngay khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Hội chứng sốc nhiễm độc là vấn đề cần can thiệp khẩn cấp vì có thể trở nên nguy kịch rất nhanh. Điều quan trọng là phải điều trị kịp thời, lấy tampon bị mắc kẹt ra và dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: xử lý
Tin liên quan
Top 12 Cách Giúp Kinh Nguyệt Đến Sớm - Tự Nhiên
Top 12 Cách Giúp Kinh Nguyệt Đến Sớm - Tự Nhiên

Cách giúp kinh nguyệt đến sớm, tự nhiên những cách nào? Mặc dù cần thiết cho khả năng sinh sản nhưng thành thật mà nói thì chẳng phụ nữ nào mong muốn đến kỳ kinh nguyệt cả.

5 cách giảm đầy hơi, chướng bụng khi đến kỳ
5 cách giảm đầy hơi, chướng bụng khi đến kỳ

Chướng bụng, đầy hơi là vấn đề phổ biến xảy ra trước và trong vài ngày đầu có kinh nguyệt mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình trạng này khiến cho bụng phình lên, căng cứng và tạo cảm giác nặng nề giống như đã tăng cân. Chính vì lý do này nên nhiều chị em nhận thấy bụng to hơn và mặc quần chật mỗi khi đến kỳ.

7 cách giảm mệt mỏi khi đến kỳ kinh
7 cách giảm mệt mỏi khi đến kỳ kinh

Cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi đến kỳ kinh nguyệt là một triệu chứng hoàn toàn bình thường của hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong một số trường hợp, mệt mỏi quá mức có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn ví dụ như rối loạn tiền kinh nguyệt.

Cách Trị Mụn Trứng Cá Kinh Nguyệt?
Cách Trị Mụn Trứng Cá Kinh Nguyệt?

Cách trị mụn trứng cá kinh nguyệt như thế nào? Bên cạnh những vấn đề như chướng bụng, đau bụng và mỏi lưng, nhiều phụ nữ còn gặp hiện tượng nổi mụn trứng cá mỗi khi đến ngày đèn đỏ.

Buồn nôn khi có kinh nguyệt là do đâu và cách khắc phục
Buồn nôn khi có kinh nguyệt là do đâu và cách khắc phục

Nói chung, cảm giác buồn nôn trong những ngày đèn đỏ là hiện tượng rất bình thường. Các cơn buồn nôn sẽ biến mất trong vòng một vài ngày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây