1

Chuyện lạ có thật: Một số phụ nữ có nhiều tử cung và âm đạo

Hedmark cho biết: “Một số phụ nữ có tử cung đôi thậm chí có hai âm đạo. Tôi đã có những bệnh nhân, khi cố gắng thụ thai, đã phải chọn bên để giao hợp”.
Chuyện lạ có thật: Một số phụ nữ có nhiều tử cung và âm đạo Chuyện lạ có thật: Một số phụ nữ có nhiều tử cung và âm đạo

Phát triển trong cùng tử cung, các cặp song sinh học cách chia sẻ không gian từ ngày đầu - hầu hết các cặp song sinh đều như vậy. Trong khi đó, hai cô con gái sinh đôi của Sarah Reinfelder ở Michigan đã không phải chia sẻ không gian. Mỗi bé đều có tử cung của mình để phát triển, đá và cuộn mình. Làm sao điều này xảy ra được? Reinfelder có hai tử cung, được biết đến về mặt khoa học là tử cung đôi. Nếu điều đó nghe có vẻ lạ lẫm với bạn, hãy xem xét thực tế là nếu bạn là phụ nữ, chính bạn đã từng có hai tử cung.

“Tất cả phôi thai nữ đều bắt đầu với hai tử cung, hai âm đạo và hai cổ tử cung”, Connie Hedmark, bác sĩ sản khoa của Reinfelder cho biết. Những cơ quan đôi này cuối cùng phát triển cùng nhau, với một bức tường tạm thời ở giữa. Tường giữa hai âm đạo là cái đầu tiên biến mất. Tiếp theo, cổ tử cung mất đi phần phân chia của nó. Và cuối cùng, tử cung trở nên tròn hơn và cũng mất đi phần phân chia của nó. Toàn bộ quá trình này được hoàn thành trước khi em bé trong tử cung được 8 tuần tuổi. Nhưng ở khoảng 3% trẻ sơ sinh, việc liên hợp sẽ bị gián đoạn ở một số điểm.

Sự gián đoạn thường xảy ra ở giai đoạn cuối cùng và em bé được sinh ra với một tử cung với một bức tường ở giữa, được gọi là tử cung có vách ngăn. Ít phổ biến hơn, một em bé được sinh ra với một tử cung hai sừng, gần như - nhưng không hoàn toàn – là hai tử cung riêng biệt. Hedmark cho biết: “Một tử cung hai sừng giống với trái tim của valentine, với điểm giữa kéo dài xuống tận đáy”.

Và, trong những trường hợp hiếm hoi, chẳng hạn như Reinfelder, một cô gái được sinh ra với hai tử cung hoàn toàn riêng biệt, mỗi tử cung có cổ tử cung riêng. Tình trạng này được gọi là tử cung đôi hai cổ.

Một tử cung thường có khả năng sống sót cao hơn bên còn lại, lớn hơn và chứa các mô tốt hơn để hỗ trợ việc cấy ghép. Vì lý do này, hầu hết phụ nữ gặp tình trạng này chỉ có thể mang thai trong một tử cung và thậm chí sau đó họ có nguy cơ sảy thai hoặc sanh non cao hơn. Tình huống của Reinfelder là rất hiếm, đủ để được đưa tin trên toàn quốc. Hedmark chia sẻ: “Khi chúng tôi ban đầu được giới thiệu, tôi hầu như không tin. Chúng tôi đã thực hiện một phân tích thống kê nhỏ, và chúng tôi ước tính cơ hội một phụ nữ có tử cung đôi thành công trong việc mang thai một đứa con trong mỗi tử cung là khoảng 1 trên 5 triệu”. Cặp sinh đôi này đã ra đời bằng phương pháp sinh mổ với hai đường rạch tử cung riêng biệt bởi Hedmark và đối tác của cô, bác sĩ sản khoa Breanna Pond, vào tháng 02/2009.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phụ nữ, tử cung
Tin liên quan
Câu chuyện mang thai tuổi 20
Câu chuyện mang thai tuổi 20

Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.

Bất túc cổ tử cung
Bất túc cổ tử cung

Bất túc cổ tử cung (suy cổ tử cung, cổ tử cung ngắn) khi mang thai là một trong những nguyên phổ biến nhân gây sinh non hoặc sảy thai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1101 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1202 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nên uống bao nhiêu axit folic khi đang cố gắng có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  953 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang cố gắng có thai. Vậy tôi nên uống bao nhiêu axit folic là tốt nhất cho sức khỏe và sự thụ thai của mình ạ? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên với nhé!

Quan hệ quá nhiều có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1106 lượt xem

- Thưa bác sĩ, quan hệ quá nhiều có phải làm loãng mật độ tinh trùng, làm giảm cơ hội thụ thai phải không? Liệu tôi có nên kiêng quan hệ 7 ngày trước thời điểm quan hệ với mục đích có thai?

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  906 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây