Bất túc cổ tử cung
Bất túc cổ tử cung là gì?
Nếu bạn bị bất túc cổ tử cung (suy cổ tử cung) điều đó có nghĩa cổ tử cung đã bắt đầu ngắn lại và giãn nở quá sớm. Điều này gây nguy cơ sinh con quá sớm, thường là từ 16 đến 24 tuần thai. Bất túc cổ tử cung có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Cổ tử cung là đoạn cuối hẹp, hình ống ở nửa dưới của tử cung – bộ phận có xu hướng mở rộng về phía âm đạo.
Khi không mang thai, cổ tử cung (còn gọi là kênh cổ tử cung) vẫn mở ra một chút để tinh trùng có thể đi vào tử cung và máu kinh nguyệt chảy ra. Một khi có thai, các chất dịch tiết sẽ đổ đầy kênh cổ tử cung này và tạo thành một hàng rào bảo vệ gọi là nút nhầy.
Trong suốt thai kỳ bình thường, cổ tử cung vẫn cứng, dài và đóng cho đến cuối tam cá nguyệt thứ 3. Tại thời điểm này cổ tử cung bắt đầu mềm ra, ngắn hơn và giãn nở (mở ra) khi cơ thể bạn chuẩn bị chuyển dạ.
Đối tượng có nguy cơ bị bất túc cổ tử cung?
Bạn có nhiều khả năng bị bất túc cổ tử cung (cổ tử cung ngắn) nếu:
- Đã từng phẫu thuật như sinh thiết chóp cổ tử cung hoặc LEEP được thực hiện trên cổ tử cung.
- Cổ tử cung bị tổn thương trong lần sinh trước hoặc nong và nạo lòng tử cung (D & C) trước đó.
- Từng bị sảy thai một hoặc nhiều lần trong tam cá nguyệt thứ 2 mà không rõ nguyên nhân.
- Bị cổ tử cung ngắn trong lần mang thai trước.
- Đã bị một hoặc nhiều lần sinh non tự phát.
- Bất thường ở tử cung (ví dụ như có 2 tử cung).
- Bị rối loạn bẩm sinh ảnh hưởng đến mô liên kết, chẳng hạn như hội chứng Ehlers-Danlos.
- Mẹ của bạn dùng thuốc DES (diethylstilbestrol) trong khi mang thai bạn. Người chăm sóc thường kê loại thuốc này để ngăn ngừa sảy thai, nhưng nó đã bị đưa ra khỏi thị trường Hoa Kỳ vào năm 1971, khi các nghiên cứu cho thấy nó không hiệu quả và gây ra bất thường ở đường sinh sản. Tuy nhiên, DES vẫn được sử dụng ở các nước khác, vì vậy nếu mẹ bạn sống ở một quốc gia khác khi mang thai bạn thì hãy hỏi xem bà ấy có dùng loại thuốc này hay không.
Cách phát hiện bất túc cổ tử cung
Bạn có thể không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ bắt đầu từ tuần thai thứ 14 đến 20 như:
- Cảm giác bị đèn nén ở khung chậu
- Bị co thắt như trước khi hành kinh
- Đau lưng
- Dịch tiết âm đạo thay đổi, tăng lên nhiều và âm đạo trở nên ẩm ướt
- Dịch tiết âm đạo thay đổi từ màu trắng, trong hoặc vàng nhạt sang màu hồng hoặc nâu
- Có đốm máu (đốm máu nhạt từ dịch tiết âm đạo)
Hiện vẫn chưa có cách thức chuẩn xác nào để sàng lọc chứng bệnh này, nhưng nếu bạn có nguy cơ, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm âm đạo thường xuyên bắt đầu từ 16 tuần để đo chiều dài cổ tử cung và kiểm tra các dấu hiệu của sự co ngắn cổ tử cung.
Việc kiểm tra này thường được thực hiện 2 tuần một lần cho đến khi thai kỳ được 23 tuần. Nếu bác sĩ phát hiện ra những thay đổi đáng kể, ví dụ như cổ tử cung ngắn hơn 25 milimet (mm), thì bạn có nguy cơ sinh non cao hơn và có thể việc điều trị sẽ giúp ích.
Cách kiểm soát bất túc cổ tử cung
Khâu vòng thu hẹp lỗ cổ tử cung (cerclape)
Nếu siêu âm cho thấy cổ tử cung ngắn hơn 25 mm, thai kỳ dưới 24 tuần và bạn có các yếu tố nguy cơ khác về bất túc cổ tử cung, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành thủ thuật khâu vòng thu hẹp lỗ cổ tử cung (cerclape) để giảm nguy cơ sinh non.
Quy trình này được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú, bệnh nhân được gây tê tủy sống. Bác sĩ sử dụng một dải chỉ khâu chắc chắn khâu quanh cổ tử cung để nâng đỡ, “gia cố” và giúp cổ tử cung đóng lại. Bệnh nhân được yêu cầu nghỉ ngơi trong vài ngày, trong thời gian đó, bạn có thể thấy chảy ít máu hoặc cảm giác căng tức. Bạn sẽ phải kiêng quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian hoặc có thể trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.
Khâu vòng cổ tử cung cũng có ích đối với những phụ nữ được phát hiện cổ tử cung đã mở một vài phân (centimet) trước tuần thai thứ 24 khi được kiểm tra bằng tay hoặc mỏ vịt.
Những phụ nữ khác cũng có lợi khi thực hiện quy trình này bao gồm những người đã từng sảy thai nhiều lần không rõ nguyên nhân ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc nhiều lần sinh non. Nếu bạn thuộc nhóm này, có thể bạn sẽ được khâu vòng thu hẹp lỗ CTC vào tuần thai thứ 12 đến 14 trước khi cổ tử cung bắt đầu thay đổi.
Bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra cổ tử cung của bạn để tìm các dấu hiệu thay đổi cho đến khi vết khâu bung ra, thường ở tuần thứ 36 đến 37 của thai kỳ. Một khi đến thời điểm này, bạn có thể thư giãn và chờ đợi quá trình chuyển dạ bắt đầu.
Một số phụ nữ lại phù hợp với quy trình khâu vòng thu hẹp lỗ cổ tử cung thông qua ổ bụng (gọi tắt là TAC). Không giống như các quy trình khâu vòng CTC khác (đi qua âm đạo và không để lại sẹo trên cơ thể), TAC đòi hỏi một quy trình phẫu thuật bụng. Kỹ thuật TAC có thể được thực hiện ở giữa các lần mang thai, hoặc giai đoạn sớm của tam cá nguyệt thứ nhất, trước 12 tuần thai. Đây là một cuộc đại phẫu, cần rạch một đường mổ dài trên vùng bụng, tương đương với đường mổ đẻ, và bệnh nhân cần ở lại viện qua đêm. Nếu thực hiện TAC trước khi mang thai, bạn có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật bằng robot, giúp rút ngắn thời gian hồi phục.
Nếu đã thực hiện TAC, bạn sẽ buộc phải sinh mổ. (TAC sẽ tồn tại vĩnh viễn, vì vậy em bé không thể được sinh ra bằng đường âm đạo). Tin vui là có đến hơn 80% phụ nữ từng thực hiện TAC sinh ở tuần 35 hoặc muộn hơn.
Bổ sung Progesterone
Những phụ nữ đã sinh non tự phát trước khi nên được bổ sung progesterone để giảm nguy cơ tái phát. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên dùng progesterone hàng tuần bắt đầu từ tuần thai thứ 16, kéo dài đến tuần thai thứ 36. (Bạn có thể đặt vào âm đạo thay vì uống liều progesterone mỗi ngày).
Sử dụng Steroids
Nếu bạn đang trải qua các dấu hiệu chuyển dạ sớm và siêu âm cho thấy cổ tử cung ngắn đi và thai nhi có cơ hội sống sót (thường là sau 24 tuần thai) thì bác sĩ có thể kê steroid cho bạn. Kết hợp với các loại thuốc khác, steroid có thể ngăn ngừa sinh non và giúp phổi của bé phát triển nhanh hơn.
Có cần nằm nghỉ trên giường không?
Một số bác sĩ thường yêu cầu thai phụ nghỉ ngơi trên giường thay vì khâu vòng cổ tử cung. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy rằng nghỉ ngơi trên giường sẽ ngăn chặn được chuyển dạ sớm và sinh non và phương pháp này thực sự có những tác động tiêu cực. Thay vào đó, bạn có thể được yêu cầu giảm mức độ hoạt động, tránh tập thể dục, tránh quan hệ tình dục và nghỉ ngơi thường xuyên.
Nếu đã khâu vòng cổ tử cung trong lần mang thai trước thì lần mang thai sau có cần khâu tiếp không?
Không cần thiết. Bác sĩ sẽ muốn theo dõi cổ tử cung của bạn bằng cách siêu âm qua âm đạo, để đảm bảo bạn không cần khâu lại.
Nếu đã thực hiện TAC, có thể có thai lại không?
Có, bạn vẫn có thể thụ thai bình thường, và khâu vòng cổ tử cung thông qua ổ bụng TAC có khả năng được giữ lại trong những lần mang thai sau.
Bạn đang vui vẻ chỉ huy cho một trận đấu bóng đá ở trường. Bạn biết mình đã có con, nhưng không biết cậu bé ở đâu. Đột nhiên bạn nhớ ra rằng: bạn đã bỏ em bé lại ở phòng gym... Một số hình ảnh trong giấc mơ thường xuất hiện ở các giai đoạn nhất định của thai kỳ. Để giải mã chúng, hãy đọc tiếp. Các trích đoạn sau đây được chuyển thể từ cuốn "Women's Bodies, Women's Dreams" của nhà tâm lý học Patricia Garfield, mô tả một số ước mơ phổ biến trong những tuần cuối cùng của thai kỳ và những giải mã về chúng.
Sử dụng danh sách này để theo dõi tất cả các nhiệm vụ trong tam cá nguyệt thứ ba của bạn, từ việc tính số lần con đạp đến việc lập kế hoạch sinh đẻ và đặt tên cho bé.
- 1 trả lời
- 1836 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1236 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 507 lượt xem
Em đang mang bầu 15w nhưng trước khi bầu em có 2 khối lạc nội mạc bám cơ tử cung. Em muốn hỏi liệu mổ thì có bóc luôn được 2 khối này không và ở bệnh viện tỉnh mổ có an toàn không hay phải xuống Hà Nội ạ?
- 1 trả lời
- 874 lượt xem
Ngày đầu kỳ kinh cuối của em là 24/9 đến 1/10 thì hết. Đến ngày 7/10 và 9/10 em có quan hệ. Ngày 11/10 em bị viêm đường tiết niệu nên đã mua thuốc về uống. Ngày 12/10 em quan hệ. Và ngày 20/10 thì phát hiện mình có bầu. Đi siêu âm thì thấy thai chưa vào tử cung. Như vậy, liệu có phải do em uống thuốc viêm đường tiết niệu mà làm ảnh hưởng tới thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 1975 lượt xem
Mang bầu được 35 tuần. Nhưng tần suất cơn gò tử cung của em khá nhiều, khoảng 2 cơn trong 10 phút. Vì cơn gò nhiều như vậy, em đã vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám, nhưng bác sĩ không chỉ định nhập viện vì cổ tử cung còn đóng. Bác sĩ cho em hỏi cường độ gò nhiều như vậy liệu có bị suy thai hay nhau bong non,.. không ạ?