1

Cho ăn qua ống mở thông hỗng tràng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Nuôi ăn qua ống mở thông hỗng tràng là đưa các chất dinh dưỡng ở dạng lỏng qua ống thông vào hỗng tràng cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Mọi trường hợp người bệnh không ăn uống được và cần phải nuôi dưỡng kéo dài trên 8 tuần

  •  Chấn thương đầu và cổ nặng, chấn thương hệ thần kinh
  •  Khối u đầu và cổ, u não
  •  Các trường hợp người bệnh rất nặng
  •  Người bệnh hôn mê, thở máy có nguy cơ hít phải chất dịch đường tiêu hóa, có trào ngược dạ dày thực quản, chậm thoát thức ăn ở dạ dày hoặc
  •  Nuôi ăn liên tục kéo dài ở những trẻ bị rối loạn chuyển hóa, viêm tụy cấp nặng
  •  Trẻ có nhu cầu đặc biệt về protein và năng lượng: bỏng nặng, trẻ suy dinh dưỡng nặng do các bệnh mạn tính nặng (suy gan, suy thận, bệnh lý thần kinh, ung thư, ghép tủy, rối loạn chuyển hóa...)
  •  Biếng ăn do tâm lý, từ chối ăn dẫn đến kiệt sức

2. Bất thường về cấu trúc và chức năng đường tiêu hóa trên

  •  Chấn thương, bỏng hay u hay dị tật bẩm sinh vùng hầu họng
  •  Bệnh lý ở thực quản: bỏng thực quản, trào ngược dạ dày thực quản nặng, các dị tật bẩm sinh ở thực quản: sau mổ teo thực quản, dò thực quản- khí quản, phẫu thuật Nisell...
  •  Viêm loét niêm mạc nặng,
  •  Bỏng, hẹp dạ dày, tá tràng,

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Sốc
  •  Đang co giật
  •  Tắc ruột, bán tắc ruột, nghi ngờ bệnh ngoại khoa cần phẫu thuật
  •  Xuất huyết đường tiêu hóa
  •  Giai đoạn đầu hậu phẫu đường tiêu hóa
  •  Tiêu chảy sau viêm phúc mạc, sau mổ thủng tạng rỗng
  •  Người bệnh thẩm phân phúc mạc

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Điều dưỡng

2. Phương tiện

  • Thức ăn lỏng được pha chế sẵn: sữa, cháo lỏng...được tính toán năng lượng và thành phần phù hợp với từng người bệnh
  • Túi hay bốc đựng thức ăn
  • Quang truyền dịch và ống dẫn dịch
  • Bơm tiêm cho ăn 50 ml

3.Người bệnh

  • Trước khi cho ăn, thông báo cho người bệnh và gia đình người bệnh được biết.

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao 30 độ, đầu nghiêng về 1 bên trong và sau thời gian cho ăn 30 phút.

- Kiểm tra xem ống thông còn ở trong hỗng tràng không (bơm khí dùng ống nghe áp thành bụng hoặc dùng bơm hút ra thấy dịch tiêu hóa). Rút bỏ dịch trước và sau khi nuôi ăn. Nếu dịch rút ra lớn hơn 100 -200 ml hay >= 40% lượng dịch vào: cho giảm lượng, cách xa hoặc tạm ngừng bữa ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch 1 phần.

- Nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông, điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với lượng calo (nếu cho ăn nhỏ giọt), hoặc dùng bơm hút thức ăn rồi bơm qua ống thông.

- Tốc độ cho ăn: Khi bắt đầu cho ăn qua ống thông

  •  Trẻ < 10 kg: 10 ml/ giờ
  •  Trẻ từ 10 đến 20 kg: 20ml/giờ
  •  Trẻ từ 20 đến 40 kg: 30ml/giờ
  •  Trẻ trên 40 kg: 50 ml/giờ

- Sau đó tốc độ cho ăn tăng dần để đạt được mục tiêu nuôi dưỡng, lượng cho ăn nên tăng dần mỗi 4 - 12 giờ, theo dõi sự dung nạp của trẻ. Nếu trẻ không dung nạp với dung dịch cho ăn, có thể giảm lượng cho ăn hoặc giảm tốc độ nuôi dưỡng. Khi trẻ đã quen với lượng thức ăn, dần điều chỉnh lịch cho ăn phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình.

- Năng lượng cần đạt được cho trẻ: tùy tình trạng bệnh lý và cân nặng của người bệnh. Tuy nhiên năng lượng nuôi ăn qua ống thông thường thấp hơn và có thể chỉ được 50% năng lượng khuyến cáo theo tuổi thông thường.

  •  Trẻ 0-1 tuổi: 90-120 kcal/kg
  •  Trẻ 1-7 tuổi: 75-90 kcal/kg
  •  Trẻ 7-12 tuổi: 60-75 kcal/kg
  •  Trẻ 12-18 tuổi: 30-60 kcal/kg
  •  Trẻ > 18 tuổi: 25 - 30 kcal/kg

- Tính lượng dịch cần cho trẻ theo cân nặng, tuy nhiên lượng dịch này có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh:

  •  1- 10 kg: 100 ml/ kg
  •  10-20 kg: 1000 ml + 50 ml/kg cho mỗi cân nặng >10kg
  •  >20 kg: 1500 ml + 20 ml/kg cho mỗi cân nặng > 20 kg

- Sau mỗi lần cho ăn, bơm nước sôi đề nguội hoặc nước vô khuẩn rửa ốngthông. Chú ý khi bơm nước và thức ăn vào tránh đưa không khí vào đường  tiêu hóa.

- Ống nuôi ăn có thể sử dụng từ 6-12 tháng, nếu có chỉ định tiếp tục nuôi ăn thì thay ống nuôi ăn mới.

VI.THEO DÕI

  •  Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, lượng dịch vào, ra hàng ngày
  •  Theo dõi sự dung nạp của người bệnh
  •  Cân nặng hàng ngày hoặc hàng tuần
  •  Theo dõi các biến chứng: các biến chứng tức thời và xuất hiện muộn
  •  Theo dõi các chỉ số cận lâm sàng: đường máu, điện giải đồ, canxi, hct, protid máu khi cần

VII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật thông mũi họng ngược dòng ở trẻ em - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Dẫn lưu hoặc mở thông manh tràng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm giải trình tự gen trên hệ thống Miseq- Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn hồi tràng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng

Ung thư bắt đầu ở đại tràng được gọi là ung thư đại tràng và ung thư bắt đầu ở trực tràng được gọi là ung thư trực tràng. Ung thư ảnh hưởng đến một trong những cơ quan này cũng có thể được gọi là ung thư đại trực tràng.

Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo: Triệu chứng và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo: Triệu chứng và cách điều trị

Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo là một trong những loại lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng và gây đau đớn nhất.

Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  739 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  718 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Cây thông noel trang trí trong nhà có gây dị ứng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  543 lượt xem

Bác sĩ ơi, có phải cây thông noel trang trí trong nhà có thể gây dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  913 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1739 lượt xem

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây