Chảy máu mũi có phải là dấu hiệu của tăng huyết áp không?

Tăng huyết áp có gây chảy máu mũi không?
Mặc dù tăng huyết áp không phải là nguyên nhân trực tiếp gây chảy máu mũi nhưng huyết áp ở mức cao có thể khiến cho các mạch máu trong mũi dễ bị tổn thương hơn và kéo dài thời gian chảy máu khi bị chảy máu mũi.
Trong một nghiên cứu vào năm 2020, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về nguy cơ chảy máu mũi ở những người bị tăng huyết áp. Trong số 35.749 người tham gia, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người bị tăng huyết áp có nguy cơ chảy máu cam nghiêm trọng đến mức cần phải nhập viện cao hơn so với những người không bị tăng huyết áp.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tăng huyết áp không gây chảy máu mũi, trừ khi huyết áp tăng lên mức quá cao, được gọi là cơn tăng huyết áp.
Cơn tăng huyết áp là gì?
Cơn tăng huyết áp là khi huyết áp đột ngột vượt quá 180/120 mmHg, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.
Huyết áp tăng cao đến mức này có thể làm hỏng mạch máu và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
- Tổn thương thận
- Tiền sản giật
- Tổn thương mắt
- Phù phổi
Cơn tăng huyết áp thường gây chảy máu mũi do vỡ mạch máu trong mũi. Các triệu chứng thường gặp khác của cơn tăng huyết áp còn có:
- Đau đầu
- Cảm giác hồi hộp, bồn chồn
- Chóng mặt
- Hụt hơi
- Đau ngực
- Lú lẫn
- Buồn nôn
- Nôn mửa
Nếu huyết áp trên 180/120 mmHg và bạn gặp phải các triệu chứng khác của cơn tăng huyết áp như đau đầu hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Các triệu chứng tăng huyết áp
Tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng rõ rệt trừ khi xảy ra cơn tăng huyết áp. Cách duy nhất để biết bản thân có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp.
Mặc dù không có triệu chứng nhưng tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng như:
- Suy tim
- Nhồi máu cơ tim
- Đột quỵ
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
- Suy thận
Các nguyên nhân khác gây chảy máu mũi
Chảy máu mũi thường vô hại. Một trong những guyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu mũi là ngoáy mũi. Các tình trạng làm khô mũi, một số loại thuốc và chấn thương cũng có thể gây chảy máu mũi.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây chảy máu mũi.
- Dị ứng
- Vết thương trong mũi
- Vật thể mắc kẹt trong mũi
- Hít phải hóa chất
- Không khí quá khô
- Sử dụng ống thông mũi
- Ngoáy mũi
- Chấn thương mũi
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Xì mũi hoặc hắt hơi quá mạnh
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu cũng có thể dẫn đến chảy máu mũi, vi dụ như:
- Nghiện rượu
- Ung thư
- Dị dạng mạch máu
- Bệnh von Willebrand
- Bệnh máu khó đông
Chảy máu mũi cũng có thể là do sử dụng một số loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng hay chất cấm như:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, aspirin
- Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu
- Vitamin E, bạch quả hoặc nhân sâm
- Thuốc xịt mũi
- Ma túy như cocaine
Khi nào cần đi khám?
Đa phần thì chảy máu mũi không phải là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng. Nhưng nếu chảy máu mũi kéo dài trên 20 phút, chảy máu nhiều hoặc mũi bị chảy máu sau chấn thương đầu thì nên đi khám.
Nguy cơ tăng huyết áp sẽ tăng lên theo tuổi tác. Nên đến các cơ sở y tế để đo huyết áp thường xuyên hoặc đo huyết áp tại nhà và đi khám nếu huyết áp liên tục ở mức cao. Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như tai biến mạch máu não.
Khi huyết áp trên 180/120 mmHg, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Tóm tắt bài viết
Hiện vẫn còn tranh cãi về việc liệu tăng huyết áp có làm tăng nguy cơ chảy máu mũi hay không. Những người bị tăng huyết áp có thể bị chảy máu mũi thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn, nhưng cần nhiều nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về mối liên hệ này.
Tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì đa phần không gây ra triệu chứng rõ rệt cho đến khi trở nên nghiêm trọng. Nếu kết quả đo huyết áp thường xuyên ở mức cao, hãy đi khám để được tư vấn các cách kiểm soát huyết áp.

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu chảy qua động mạch lớn hơn mức bình thường. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này sẽ dần dần làm hỏng mạch máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Cao huyết áp hay tăng huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì lý do là thường không bộc lộ triệu chứng rõ rệt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Tăng huyết áp là bệnh chỉ bộc lộ rất ít hoặc không có triệu chứng. Do vậy mà đa số mọi người đều không hề biết mình bị bệnh trong suốt nhiều năm trời.

Khi đo huyết áp, nếu kết quả dưới 120/80mmHg thì huyết áp ở mức bình thường còn nếu cao hơn mức này thì được coi là tăng huyết áp, hay còn được gọi là cao huyết áp và cần đến các phương pháp điều trị.

Chúng ta đều muốn có huyết áp khỏe mạnh nhưng cụ thể thế nào mới là huyết áp khỏe mạnh?