Cắt sẹo ghép da dày toàn lớp kiểu Wolf- Krause - Bộ y tế 2013
I. ĐẠI CƯƠNG
Ghép da là dùng một mảnh da từ nơi khác đến để che phủ khuyết hổng da do tổn thương hoặc do phẫu thuật. Cắt sẹo- ghépda dày toàn lớp kiểuWolf- Krause (WK) là một kỹ thuật tạo hình thường xuyên được sử dụng trong phẫu thuật điều trị sẹo sau bỏng. Kỹ thuật có thể được thực hiện ở các tuyến cơ sở không đòi hỏi trang thiết bị hiện đại cũng như trình độ phẫu thuật viên.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sẹo co kéo ảnh hưởng chức năng vận động.
- Sẹo phì đại ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương sâu sau cắt bỏ sẹo lộ gân, sụn , xương.
- Toàn trạng chưa cho phép phẫu thuât. Phụ nữ đang thời kì kinh nguyệt
- Người bệnh có rối loạn đông máu
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa bỏng, bác sĩ ngoại chung được đào tạo. Kíp gây mê: nếu có mê
2. Phương tiện
Bộ phẫu thuật trung phẫu, dao lấy da điện Zimmer hoặc dao lấy da bằng tay Lagrot, vật tư tiêu hao...
3. Người bệnh
- Hồ sơ bệnh án theo quy định cho một cuộc mổ.
- Giải thích cho người bệnh biết ý nghĩa phương pháp điều trị.
- Vệ sinh toàn thân. Người bệnh cần nhịn ăn trước cuộc mổ từ 4-6 giờ.
- Vệ sinh vùng mổ và vùng sẽ lấy da
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1.Vô cảm
Gây mê hoặc gây tê vùng.
2. Kỹ thuật
2.1. Cắt sẹo - chuẩn bị nền ghép
- Thiết kế giới hạn cắt bỏ sẹo bằng bút xanh Methylen . Dùng dao mổ thường cắt theo đường đã thiết kế, cắt bỏ sẹo tới lớp cân nông. Giải phóng tối đa co kéo.
- Cầm máu Kỹ nền ghép. Đo diện tích khuyết da. Đặt gạc ướt che phủ.
2.2. Lấy da dày toàn lớp
- Dùng xanh Methylen đo và vẽ da tương ứng diện tích khuyết da.Thường lấy da dọc theo các nếp gấp của da.
- Dùng dao mổ thường rạch da theo thiết kế tới lớp cân nông, dùng kéo bóc tách lấy miếng da dày toàn lớp ra khỏi vùng cho da.
- Bóc tách giảm căng, cầm máu Kỹ bằng đốt điện
- Khâu chỗ cho da bằng hai lớp chỉ: chỉ tự tiêu khâu dưới da và chỉ nylon khâu ngoài da.
- Sát trùng, đặt gạc vaselin, gạc khô băng ép.
2.3. Chuẩn bị mảnh ghép
Dùng kéo cắt bỏ hết tổ chức mỡ dưới da của mảnh da ghép. Ngâm rửa mảnh ghép bằng nước muối sinh lý.
2.4. Ghép da
- Tiếp tục cầm máu bổ sung nền ghép bằng dao đốt điện.
- Rửa nhẹ nhàng nền ghép bằng nước muối sinh lý, thấm khô.
- Đặt mảnh da lên nền ghép, nhẹ nhàng dàn trải mảnh da ghép trên nền ghép sao cho mảnh ghép tiếp súc hoàn toàn với nền ghép.
- Khâu cố định mảnh ghép và mép da mũi rời chỉ nylon.
- Đặt gạc kháng sinh, gạc vaselin, gạc khô, băng ép nhẹ vùng ghép da.
2.5. Thay băng
Thay băng sau mổ 7 ngày.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Toàn thân
- Theo dõi các biến chứng của gây mê (nếu có): suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy…
- Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.
2. Tại chỗ
- Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng…): băng ép bổ sung. Nếu không được: mở băng, xác định điểm chảy máu và khâu, đốt cầm máu bổ sung.
- Nhiễm khuẩn: Cần nặn ép dịch mủ. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân.
- Hoại tử một phần hoặc toàn bộ da ghép: cắt bỏ da hoại tử, ghép da mảnh trung bình bổ xung.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
500 quy trình kỹ thuật kỹ thuật gây mê hồi sức
Dùng dầu dừa bôi trơn khi quan hệ có an toàn không? Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gel bôi trơn đa dạng nhưng bạn có thể cân nhắc sử dụng dầu dừa nếu thích sản phẩm tự nhiên và không chứa hóa chất.
Thủ dâm khi mang thai có an toàn không? Đây là một hành động hoàn toàn bình thường thuộc nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. Thậm chí, trừ những trường hợp thai kỳ nguy cơ cao thì thủ dâm còn mang lại những lợi ích nhất định.
Không nhất thiết phải gác lại chuyện “thân mật” trong những ngày đèn đỏ. Nếu chuẩn bị kỹ càng thì vẫn hoàn toàn có thể vui vẻ trong thời gian này.
Đối với phụ nữ, sức khỏe tình dục có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe tổng thể.
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
- 1 trả lời
- 1448 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1077 lượt xem
- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3804 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1460 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1184 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!