Caffein và phụ nữ mang thai
Nội dung chính bài viết:
- Phụ nữ mang thai tiêu thụ dưới 200 mg caffein mỗi ngày được coi là an toàn cho thai kỳ và em bé.
- Nghiên cứu cho thấy bà bầu tiêu thụ hơn 300mg caffein mỗi ngày sẽ có xu hướng sinh con nhỏ hơn so với tuổi thai.
- Khi tuổi thai càng tăng lên thì tốc độ chuyển hóa và thải trừ caffein khỏi người mẹ (bà bầu) càng chậm.
- Thai nhi không thể phân hủy và đào thải caffein một cách có hiệu quả.
- Một số mẹo để giảm lượng caffein nạp vào cơ thể.
Bà bầu có cần bỏ cà phê và các thức uống chứa caffein khác không?
Nếu bạn đang mang thai, thì nên hạn chế lượng caffein. Nhưng bao nhiêu là được? Sau nhiều thập kỷ thảo luận và nghiên cứu đầy mâu thuẫn, hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về lượng caffein an toàn trong thai kỳ.
Tuy nhiên, cẩn thận thì vẫn hơn, trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffein uống dưới 200 miligam mỗi ngày, khoảng một ly cà phê 11 ounce (hơn 300ml) (Xem biểu đồ dưới đây để hiểu ý nghĩa của lượng caffein trong đồ uống và thức ăn thông thường).
Các mối lo ngại khi sử dụng cà phê trong thai kỳ
Khi bạn uống một tách cà phê, caffein sẽ đi qua nhau thai vào trong nước ối và máu của em bé. Trong khi cơ thể bạn có thể chuyển sang quá trình chuyển hóa và loại bỏ chất caffein, thì cơ thể của bé vẫn đang phát triển và mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa caffein. Kết quả là, em bé sẽ bị ảnh hưởng bởi chất caffeine lâu hơn bản thân bạn.
Các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang nỗ lực xác định tác động chính xác của caffeine lên bé và thai kỳ của bạn. ACOG nói rằng cho đến nay, lượng caffeine nhẹ (dưới 200 mg) không được coi là nguyên nhân chính gây sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, một nghiên cứu lớn đã phát hiện ra rằng những bà mẹ đã tiêu thụ hơn 300 mg caffeine mỗi ngày sẽ có xu hướng sinh con nhỏ hơn so với tuổi thai.
Một điều chắc chắn là: Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn không tiêu thụ quá nhiều caffein. Nó gây kích thích, do đó có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn. Thêm vào đó, có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn và gây mất ngủ. Caffein cũng có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng do tăng tiết axit dạ dày.
Những ảnh hưởng này có thể gây chú ý hơn khi thai kỳ phát triển, do khả năng phân hủy chất caffein của cơ thể chậm hơn, dẫn đến hàm lượng cao caffein trong máu. Trong tam cá nguyệt thứ hai, phải mất gần gấp đôi thời gian để làm sạch caffein từ cơ thể so với khi không mang thai. Trong tam cá nguyệt thứ ba, thời gian này phải mất gần gấp ba lần.
Điều này có nghĩa là nhiều caffein qua được hàng rào nhau thai và đến em bé (em bé không thể phân hủy, đào thải caffein một cách hiệu quả). (Điều này cũng xảy ra đối với trẻ sơ sinh, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng caffein nếu đang cho con bú sữa mẹ, đặc biệt trong vài tháng đầu).
Cuối cùng, một lý do nữa để cắt giảm cà phê và trà đó là, dù đó là caffein hay không thì những thức uống này cũng có chứa các hợp chất khiến cơ thể khó hấp thụ sắt. Điều này rất quan trọng vì nhiều phụ nữ mang thai cơ thể có lượng sắt rất ít. Nếu bạn uống cà phê hoặc trà, hãy uống giữa các bữa ăn, như thế chúng sẽ ít ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt của bạn.
Những thức ăn và đồ uống chứa caffein
Tất nhiên, thứ nhất là cà phê. Lượng caffein trong cà phê khác nhau rất nhiều tùy theo mỗi tách, loại hạt, cách rang, cách pha và rõ ràng là kích cỡ tách cà phê. (Mặc dù cà phê espresso có chứa nhiều caffeine hơn mỗi ml, nhưng lại được phục vụ trong một tách nhỏ. Vì vậy, một tách cà phê đầy sẽ chứa nhiều caffein hơn.)
Để kiểm soát lượng caffein, bạn cần phải biết các nguồn khác, như trà, nước giải khát, đồ uống tăng lực, socola và kem cà phê. Caffein cũng xuất hiện trong các sản phẩm thảo dược và các loại thuốc mua không cần kê toa, bao gồm cả một số thuốc trị nhức đầu, cảm lạnh và dị ứng. Do đó, hãy đọc nhãn cẩn thận.
Lượng caffein có trong thực phẩm và đồ uống thông thường
Cà phê |
Lượng |
Caffeine |
cà phê brewed nói chung |
240 ml |
95-200 mg |
coffee, Starbucks brewed |
350 ml |
240 mg |
coffee, Dunkin' Donuts brewed |
500 ml |
211 mg |
caffé latte, misto, or cappuccino, Starbucks |
500 ml |
150 mg |
caffé latte, misto, or cappuccino, Starbucks |
350 ml |
75 mg |
espresso, Starbucks |
30 ml |
75 mg |
espresso nói chung |
30 ml |
64 mg |
cà phê hòa tan |
1 tsp hạt |
31 mg |
cà phê decaf (đã loại bỏ caffein) |
240 ml |
2 mg |
Trà |
Lượng |
Caffeine |
trà đen, brewed |
240 ml |
47 mg |
trà xanh, brewed |
240 ml |
25 mg |
trà đen decaf (đã loại bỏ caffein) |
240 ml |
2 mg |
Starbucks Tazo Chai Tea latte |
500 ml |
95 mg |
trà hòa tan, không đường |
1 tsp bột |
26 mg |
Snapple |
500 ml |
42 mg |
Lipton Brisk iced tea |
350 ml |
5 mg |
Nước ngọt có ga |
Lượng |
Caffeine |
Coca cola |
350 ml |
35 mg |
Coca cola light |
350 ml |
47 mg |
Pepsi |
350 ml |
38 mg |
Pepsi light |
350 ml |
36 mg |
Jolt Cola |
350 ml |
72 mg |
Mountain Dew |
350 ml |
54 mg |
7-Up |
350 ml |
0 mg |
Sierra Mist |
350 ml |
0 mg |
Sprite |
350 ml |
0 mg |
Nước tăng lực |
Lượng |
Caffeine |
Red Bull (bò húc) |
250ml |
77 mg |
SoBe Essential Energy, berry or orange |
240ml |
48 mg |
5-Hour Energy |
60ml |
138 mg |
Đồ tráng miệng |
Lượng |
Caffeine |
sô cô la đen (70%-85%) |
30ml |
23 mg |
sô cô la sữa |
50 ml |
9 mg |
kem cà phê hoặc sữa chua đông lạnh |
240 ml |
2 mg |
ca cao nóng |
240 ml |
8-12 mg |
sô cô la chips, ngọt vừa |
120 ml |
53 mg |
sô cô la sữa |
240 ml |
5-8 mg |
Cách từ bỏ thói quen uống cà phê khi mang bầu
Có thể vị giác thay đổi sẽ giúp bạn cắt giảm lượng caffein. Nhiều phụ nữ khi bị chứng ốm nghén lại thích nhâm nhi một ly cà phê nóng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu bạn vẫn muốn như thế, hãy xem xét chuyển sang loại cà phê khử caffeine (cà phê decaf) – loại đồ uống chỉ chứa một lượng rất nhỏ caffein. Nếu bạn là người nghiện cocacola hoặc java junkie thì việc giảm caffein sẽ không hề dễ. Để giảm bớt các triệu chứng - có thể bao gồm nhức đầu, kích thích, và lơ mơ – hãy giảm dần dần.
Bạn có thể muốn bắt đầu bằng cách pha decaf với cà phê thường uống của mình, dần dần tăng tỷ lệ decaf thay cho cà phê bình thường. Hoặc dùng thêm sữa và ít cà phê. Khi ở nhà, hãy thử sử dụng một lượng nhỏ cà phê bột (hoặc lá chè) hoặc pha trong thời gian ngắn hơn. Ngâm một túi trà chỉ trong 1 phút thay vì 5 phút để giảm lượng caffein xuống khoảng một nửa.
Mặc dù trà thảo dược thường không chứa caffeine, những hãy đọc danh sách các thành phần và kiểm tra với bác sĩ trước khi thử bất cứ thứ gì mới. Một số loại thảo mộc và phụ gia có thể không an toàn trong thời gian mang thai, và những loại khác được biết là không an toàn.
Một điều nữa: Hãy nhớ rằng caffein cũng có thể được tìm thấy ở một số thực phẩm không mong muốn. Cụ thể như, kem dưỡng bơ ca cao, được sử dụng bởi một số phụ nữ để tránh các vết rạn da, có thể chứa một lượng nhỏ caffein. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy nguy cơ nhịp tim thai nhi giảm ở một số bé có vấn đề về tim mạch khi mẹ ngừng sử dụng kem dưỡng da bơ ca cao trong thời gian mang thai.
Nghiên cứu này cho thấy rằng caffein trong kem dưỡng da có thể ảnh hưởng đển trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai, mặc dù vẫn chưa rõ ràng. Nếu bạn thường xuyên sử dụng kem dưỡng da loại này, hãy hỏi bác sĩ cách nó có thể ảnh hưởng đến lượng caffeine tổng thể của bạn.
Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.
Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40
Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
- 1 trả lời
- 2173 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3699 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1425 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 969 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1017 lượt xem
- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!