1

Xạm da - bệnh viện 103

1.Đại cương.

Xậm da là hội chứng của nhiều bệnh nội khoa và da liễu gây nên. Nhưng nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp đều dẫn đến rối loạn quá trình tạo sắc tố da ở các khâu đoạn khác nhau.

Hiện nay, xạm da là một biểu hiện rất hay gặp và ngày càng được quan tâm đặc biệt là nữ giới. Bệnh thường liên quan đến nhiều yếu tố như yếu tố nội tiết ( ađison, nám má …), liên quan đến yếu tố gia đình ( tàn nhang, nốt ruồi…), liên quan đến yếu tố môi trường tiếp xúc hóa chất, ánh sáng… ( xạm da nghề nghiệp….) và liên quan một số bệnh khác ( bệnh gan…)

2. Nhiễm sắc toàn thân.

Xạm da liên quan đến nhiều nguyên nhân khác:

  • Chức năng nội tiết: Addison, melasma…
  • Yếu vật lý và hóa chất : xạm da nghề nghiệp ở công nhân làm đường ….
  • Yếu tố di truyền: tàn nhang, nốt ruồi…
  • Bệnh nội khoa: xạm da trong bệnh gan…

3. Lâm sàng.

Xạm da được thể hiện bằng các dát xẫm màu, có thể hình tròn, bầu dục, hay thành mảng giới hạn không thật rõ, sắp xếp có thể đối xứng rải rác ở một vùng hay khắp bề mặt da.

Phân làm 2 loại chính:

Xạm da toàn thân

Đây là loại xạm da liên quan đến bệnh toàn thân.

Xạm da Addison:  xạm cả da và niêm mạc. Xạm da bắt đầu từ những vùng da vốn đã có xẫm màu ( đầu vú, nách, nếp da, cơ quan sinh dục ), trên các phần da hở ( mặt, bàn tay ), trên các vùng da dễ bị kích thích lâu ngày, trên các chỗ sẹo, chỗ giác, chỗ dán cao. Các vết xạm đầu tiên được lan rộng dần, liên kết và lan tỏa toàn thân và có xen kẽ một số vùng da nhạt màu hơn ( lòng bàn tay, mi mắt ) hoặc một số đãmẫm màu hơn.Các móng cũng có thể bị xẫm màu và niêm mạc có những vết màu nâu xẫm ( phía trong má, vòm khẩu cái, môi , lợi, lưỡi, niêm mạc sinh dục). Ngoài ra, bệnh Addison còn có triệu chứng khác như mệt mỏi, rời rã các cơ, huyết áp hạ, gầy sút, loạn chuyển hóa khác… bệnh do tổn thương vỏ thượng thận và nguyên nhân hay gặp nhất là lao, thoái hóa bã đậu, giang mai, ưng thư, teo xơ. Có trường hợp chỉ xạm da đơn thuần ở một số vùng như cổ, ngực, bụng, sinh dục trong các thể ẩn.

Xạm da nội tiết không do tuyến thượng thận: có thể gặp trong bệnh Basedow, u tuyến yên…

Xạm da do một số bệnh : nhiễm khuẩn mạn tính: sốt rét, bệnh máu kéo dài, chạy thận nhân tạo kéo dài, do bệnh sắc tố máu ( hemochromatose ), xơ gan…

Xạm da người lang thamg : do cuộc sống qúa khổ cực, điều kiện vệ sinh kém, có bệnh chấy rận… có thể có xạm da kết hợp hay ở vùng gáy, lưng, thắt lưng, đùi…

Xạm da thứ phát : xuất hiện trên các bệnh da mạn tính như sẩn ngứa mạn tính, lichen phẳng rải rác…

Xạm da từng vùng :

  • Đây là loại xạm da hay gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Xạm da lồng ấp ( lò sưởi ) là xạm da do nóng. Hay gặp vùng cẳng chân, đùi, bụng là xạm da hình mạng lưới
  • Xạm da sau chạy tia X
  • Xạm da do cảm ứng ánh nắng, tổn thương thường kèm theo teo da
  • Xạm da do tỳ đè, gãi lâu ngày.
  • Xạm da do hydrocacbua và hắc ín… gạp ở công nhân tiếp xác nhựa đường, dầu mỡ. Xạm da lan tỏa ở cẳng tay, cổ, mặt kèm theo róc da và quá sừng nang nông.

Cung nâu trán ( Linea fusca ) :

  • Do Andersen và Haxthausen ( 1930 ) là xạm da vùng trán chạy từ thái dương này sang thái dương bên kia dọc theo ria tóc rộng khoảng 1 cm như một hình cánh cung mà 2 đàu thái dương thảng và rộng hơn.
  • Có khi hình thành cánh cung bị đứt đoạn hay không thật rõ. Bệnh thường kèm theo viêm hoặc u não hoặc bệnh thần kinh trung ương ( viêm não giang mai thần kinh , u não …

Xạm da Riehl:

  • Còn gọi là xạm da chiến tranh do Riehl mô tả năm 1917 và đến chiến tranh thế giưới thứ 2 vẫn còn gặp. Bệnh hầu như chỉ gặp ở nữ 30 – 50 tuổi . Bệnh thường xuất hiện sau một buổi ra nắng với triệu chứng đỏ ngứa sau đó nhanh chóng xẫm màu.
  • Nhiều đợt liên tiếp và da xẫm màu tăng dần rộng ra và tăng dần vào mùa hè. Bệnh lúc đầu chỉ là vết sau đó to dần ở thái dương, gò má , trán , cổ và phần hở ngực.
  • Ở trán thường cách ria tóc 1cm . Mũi, quanh miệng ít gặp hơn. Xạm da Riehl là hình mạng lưới, các lỗ chân lông không bị thành vết lấm tấm nhỏ san sát. Màu da từ đạm đến nâu xẫm đôi khi ngả màu.
  • Vai trò gây nên xạm da Riehl là ánh nắng, rối loạn dinh dưỡng ( thời chiến ), vai trò Cu, tăng cao, nội tiết , xúc cảm thần kinh ( lo lắng, căng thẳng ).

Tàn nhang ( Ephelides ) có tính gia đình.

  • Xuất hiện vào tuổi thiếu nhi từ 18- 20 sau đó nhạt dần và mất hẳn. Bệnh di truyền theo tính trội , tiến triển theo mùa ( tăng về mùa hè, giảm về mùa đông ).
  • Tàn nhang là những vết nhỏ bằng đầu đinh ghim, hạt vừng, đôi khi san sát nhau thành màu nâu xẫm, ranh giưới rõ hoặc hơi nham nhở, phẳng không có vảy không bao giờ biến mất chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

4.Điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây xạm da để có biện pháp điều trị cho phù hợp .

Nguyên tắc chung điều trị xạm da :

  • Loại trừ các nguyên nhân gây xạm da : Kết hợp nhiều biện pháp y tế, bảo hiểm, chính quyền…mới hy vọng giải quyết được.
  • Có kế hoạch dự phòng xạm da khi có nguy cơ xạm da

Điều trị xạm da:

Các thuốc chống xạm da như:Hydroquinon 3%(Hyquin), Kojicacid 2% , Isopropylcatechol 1%, Azelaic acid 2 %, Tretinoin 0,05- 0,1%, Alphahydroxyacid ( AHAs ), Vitamin C … gần đây có dùng Laser Q – Swth, Argon…

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 863 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây