1

Xạ trị toàn não-tủy dưới gây mê cho bệnh nhân nhi bị u nguyên bào tủy - Bệnh viện 108

U nguyên bào tủy:

  • Là loại khối u ác tính, thường xuất hiện ở trẻ em.
  • Vị trí khối u nguyên phát thường nằm ở hố sọ sau và có xu hướng phát tán tế bào ung thư ra toàn bộ hệ thần kinh trung ương từ rất sớm.
  • Đa số trường hợp khi phát hiện bệnh, tế bào ung thư thường đã lan rộng tại vùng não và tủy.

Kỹ thuật xạ trị toàn não - tủy (Craniospinal Irradiation - CSI):

  • Là một kỹ thuật phức tạp, do thể tích cần điều trị gồm toàn não và tủy sống
  • Việc ghép trường cần phải đảm bảo tạo nên sự đồng nhất liều trên toàn bộ thể tích điều trị.
  • Điều quan trọng nhất trong xạ trị toàn não tủy nói riêng cũng như xạ trị nói chung là phải cố định được bệnh nhân, và giữ đúng tư thế đó trong suốt quá trình chụp mô phỏng và xạ trị.
  • Điều này ở người lớn có thể phối hợp thực hiện được nhưng đối với trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, mức độ nhận thức và phối hợp bất động khi xạ trị rất khó khăn nên hầu hết các ca xạ trị toàn não-tủy ở trẻ em đều phải thực hiện dưới gây mê.
  • Việc này đảm bảo cho các cháu có thể nằm im trong quá trình điều trị nhưng cũng có một số bất lợi nhất định.

Chuẩn bị:

  • Trẻ cần phải tuân thủ quy định về nhịn ăn uống.
  • Việc này đôi lúc khó thực hiện với các cháu, khiến các cháu mỏi mệt do đói, khát cộng với đã có bệnh lý sẵn từ trước, có khi phải chờ đợi lâu có thể gây thêm stress tâm lý.
  • Tiếp theo, trong quá trình gây mê có một tỷ lệ (dù rất nhỏ) xảy ra một số tình huống không an toàn, như các ảnh hưởng trên hô hấp, tim mạch, dị ứng thuốc hoặc thậm chí nguy hiểm tính mạng.
  • Do đó, gây mê cho các cháu đòi hỏi một kíp gây mê giàu kinh nghiệm phối hợp.
  • Ngoài ra, vì một bệnh nhân thường phải trải qua khoảng 30 buổi điều trị trong thời gian 6 tuần, nên khi gây mê nhiều lần có thể gây nên tình trạng quen thuốc, lần gây mê sau cần liều cao hơn lần trước, và sau khi kết thúc buổi điều trị trẻ lâu tỉnh táo trở lại.
  • Điều này góp phần làm giảm đáng kể chất lượng sống của trẻ trong và sau liệu trình điều trị.

Biện pháp:

  • Làm quen với trẻ, tạo không khí thân thiện để trẻ không sợ hãi
  • Trong thời gian chờ đợi trẻ được vui chơi, đọc truyện tại khu chờ do đoàn thanh niên và hội phụ nữ của khoa tổ chức.
  • Trang trí dụng cụ điều trị để trẻ thích và cảm thấy hứng thú khi xuống khoa điều trị
  • Tặng quà để khuyến khích, động viên các bé tùy thuộc vào giới, độ tuổi cũng như sở thích của các cháu để các cháu tự tin phối hợp khi xạ trị.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  894 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1115 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  868 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  802 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  811 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 768 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 612 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12128 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 636 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 655 Lượt xem
Tin liên quan
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis –  bệnh do những nụ hôn)
Tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ (Mononucleosis – bệnh do những nụ hôn)

Tăng bạch cầu đơn nhân còn được gọi là bệnh Mono hoặc bệnh do những nụ hôn vì lây truyền qua nước bọt – thường gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm bệnh này nếu dùng chung thìa, bát đũa hoặc được một người họ hàng đang nhiễm virut âu yếm.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây