1

Vitamin D-chiến binh đa năng - Bệnh viện nhi Trung Ương

Các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D do không tổng hợp đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc do không nhận đủ vitamin D từ thực phẩm cần được bổ sung vitamin D dạng thuốc để phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu và duy trì canxi và phốt pho, hai nguyên tố quan trọng để tạo dựng xương. Bên cạnh tác hại gây loãng xương, mềm xương hay gãy xương, thiếu vitamin D còn có thể làm tăng nguy cơ các bệnh mạn tính như bệnh tim, một số dạng bệnh ung thư, các bệnh nhiễm trùng như lao và thậm chí là bệnh cúm.

Vitamin D và hệ cơ xương

Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi.

  • Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin D liều cao (800 IU/ngày) làm giảm 20% nguy cơ gãy xương đùi và các xương ngoài cột sống, trong khi liều 400 IU/ngày không mang lại kết quả nào.
  • Vitamin D cũng giúp cơ khỏe hơn, làm giảm nguy cơ bị ngã – nguyên nhân chính gây tàn tật và tử vong ở người già. Liều 700-1000 IU/ngày giúp giảm 19% nguy cơ này, trong khi liều 200-600 IU không mang lại tác dụng bảo vệ.

Vitamin D và bệnh tim mạch

Tim là một khối cơ lớn, và cũng giống như các cơ vân, chúng có cảm thụ thể với vitamin D. Điều này giải thích vì sao thiếu vitamin D cũng có thể gây bệnh tim mạch.

  • Một nghiên cứu theo dõi 50.000 nam giới khỏe mạnh trong vòng 10 năm cho thấy, thiếu vitamin D làm tăng gấp đôi nguy cơ cơn nhồi máu cơ tim.
  • Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ và bệnh tim mạch mói chung.
  • Ngoài ra, vitamin D còn giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa tổn thương động mạch.

Vitamin D và bệnh ung thư

  • Cách đây gần 30 năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy có mối liên hệ giữa tử vong do ung thư đại tràng và một số vùng địa lý. Những người sống ở vĩ tuyến cao hơn, ví dụ ở phía Bắc nước Mỹ, có tỷ lệ tử vong vì ung thư đại tràng cao hơn so với người sống gần đường xích đạo. Từ đó xuất hiện giả thuyết về vai trò của vitamin D trong bệnh ung thư đại tràng. Trong suốt 3 thập kỷ qua, đã có hàng chục nghiên cứu xác nhận mối liên hệ giữa thiếu hụt vitamin D với ung thư đại tràng và các bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, điều này chưa có nghĩa là bổ sung vitamin D sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư. Một thử nghiệm loại này đang được tiến hành nhưng phải nhiều năm nữa mới mang lại kết quả.
  • Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng vitamin D làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Vitamin D và hệ miễn dịch

Vitamin D được cho là đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát nhiễm trùng. Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu theo 2 hướng song song:

  • Liệu thiếu vitamin D có dẫn tới bệnh tiểu đường typ 1 và các bệnh tự miễn khác (hệ miễn dịch của cơ thể tấn công chính các mô và cơ quan của mình) không?
  • Liệu bổ sung vitamin D có giúp tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng như lao hay cúm không?

Vitamin D và bệnh tiểu đường typ 1

  • Tiểu đường typ 1 là một bệnh liên quan tới vị trí địa lý, một đứa trẻ ở Phần Lan có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 400 lần so với trẻ ở Venezuela. Ý tưởng về vai trò của vitamin D trong phòng ngừa bệnh tiểu đường typ 1 xuất phát từ một nghiên cứu kéo dài 30 năm thực hiện trên 10.000 trẻ em Phần Lan. Kết quả cho thấy trẻ thường xuyên được bổ sung vitamin D trong những năm đầu có nguy cơ tiểu đường typ 1 thấp hơn 90% so với trẻ không được bổ sung vitamin D.
  • Các nghiên cứu đối chứng khác của châu Âu cho thấy vitamin D có thể giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường typ 1.

Vitamin D và các bệnh nhiễm trùng

  • Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy vitamin D làm giảm đáp ứng gây viêm của một số bạch cầu và gia tăng sản xuất một số protein chống vi khuẩn.
  • Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D thường hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời.
  • Người lớn có hàm lượng vitamin D thấp thường bị nhiều đợt ho, cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp hơn.
  • Gần đây các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra liệu việc bổ sung vitamin D có giúp ngăn ngừa bệnh cúm ở trẻ em hay không. Khoảng 340 trẻ được theo dõi trong 4 tháng mùa đông, thời gian cao điểm của bệnh cúm. Một nửa số trẻ được uống bổ sung 1.200 IU vitamin D mỗi ngày, một nửa còn lại được dùng giả dược. Kết quả cho thấy tỷ lệ cúm A trong nhóm dùng vitamin D thấp hơn 40% so với nhóm dùng giả dược. Tỷ lệ nhiễm cúm B ở hai nhóm là như nhau. Nghiên cứu này tuy nhỏ nhưng hứa hẹn nhiều triển vọng.

Vitamin D và bệnh lao

Trước khi xuất hiện kháng sinh, tắm nắng và chiếu đèn là một phần bắt buộc trong điều trị bệnh lao. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin D có thể liên quan tới nguy cơ mắc bệnh lao. Một số nghiên cứu đối chứng cho thấy bệnh nhân lao có hàm lượng vitamin D thấp hơn so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi. Tuy nhiên các nghiên cứu này không theo dõi các cá thể theo dọc thời gian, vì vậy không thể nói liệu thiếu vitamin D có làm tăng nguy cơ bị bệnh lao hay không và liệu bổ sung vitamin D có giúp ngăn ngừa bệnh hay không.

Vitamin D và nguy cơ tử vong sớm

Một báo cáo đầy triển vọng đăng trên Tạp chí Nội khoa của Mỹ cho rằng việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm tỷ lệ tử vong nói chung. Một phân tích phối hợp nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trước đó cho thấy bổ sung vitamin D hàm lượng vừa phải làm giảm 7% nguy cơ tử vong nói chung. Việc phân tích được tiến hành dựa trên 18 thử nghiệm ngẫu nhiên liên quan tới 60.000 người tham gia, phần lớn họ họ được bổ sung 400-800 IU vitamin D mỗi ngày trong vòng 5 năm.

Nguồn : bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Trẻ sinh non chỉ nặng 2,2kg cần uống sữa công thức gì cho mau lớn?

Con em sinh non lúc thai kỳ mới 33 tuần 5 ngày. Hiện tại bé chỉ nặng 2,2kg. Sữa mẹ rất ít nên em muốn bổ sung sữa ngoài cho bé mau lớn. Bác sĩ tư vấn giúp em dòng sữa nào có đủ chất và giúp bé tăng cân không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2895 lượt xem

Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?

Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1748 lượt xem

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1363 lượt xem

Bé 3 tháng nặng 5,7kg bú ít có phải là bị bệnh gì không?

Lúc mới sinh, bé nhà em nặng 3,5kg. Sau 3 tháng, bé nặng 5,7kg. Tháng nào bé cũng tăng cân: tháng đầu là 4,3kg, tháng thứ 2 là 5,1kg. 2 tháng đầu em cho bé bú mẹ hoàn toàn nên không biết bé bú được bao nhiêu ml. Nhưng sang tháng thứ 3 em chuyển sang cho bé bú bình hoàn toàn thì bé bú rất ít, mỗi cữ ép lắm cũng chỉ được 90ml. Bé bú ít như vậy có phải là bị bệnh gì không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1543 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 660 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 667 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 760 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 3 năm trước
 12153 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh

Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.

Trẻ nhỏ có cần uống bổ sung vitamin không?
Trẻ nhỏ có cần uống bổ sung vitamin không?

Nếu chế độ ăn của trẻ không đầy đủ dinh dưỡng, trẻ kén ăn hoặc hấp thụ dinh dưỡng kém thì nên cho trẻ uống bổ sung vitamin.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây