1

Viêm loét đại tràng ở trẻ em

Viêm loét đại tràng là một căn bệnh khá hiếm gặp ở trẻ em, tuy nhiên nó lại gây ra mức độ nghiêm trọng rất lớn đối với sức khỏe tổng thể của trẻ.

Một khi mắc bệnh, các triệu chứng có thể kéo dài đến suốt cuộc đời, thậm chí phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng trong trường hợp bệnh nặng.

1. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là một loại bệnh viêm ruột, trong đó ruột già của cơ thể có thể bị viêm loét. Mặc dù bệnh viêm loét đại tràng không xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên đây là một tình trạng mãn tính, có thể kéo dài trong suốt cuộc đời và gây ra các vấn đề về tăng trưởng cũng như phát triển đối với trẻ nhỏ khi được chẩn đoán mắc bệnh trước độ tuổi dậy thì.

Nhìn chung, viêm loét đại tràng có mức độ ít phổ biến ở trẻ em hơn so với bệnh Crohn – một dạng chính khác của bệnh viêm ruột. Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 23.000 trẻ em và thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ bị mắc bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá con số này vẫn ở mức quá thấp so với thực tế. Mặc dù viêm loét đại tràng được chẩn đoán thường xuyên hơn ở thanh thiếu niên và thanh niên, nhưng số trường hợp mắc bệnh ở trẻ nhỏ đang ngày càng tăng lên đáng kể.

2. Những triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ nhỏ

 

So với người lớn, trẻ em mắc viêm loét đại tràng thường có xu hướng phát triển các triệu chứng nghiệm trọng hơn và bệnh có nhiều khả năng liên quan đến toàn bộ đại tràng hơn, thay vì chỉ ảnh hưởng đến một phần của đại tràng.

Các triệu chứng của bệnh có thể đến và đi theo chu kỳ (bùng phát), hoặc xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Những triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét đại tràng ở trẻ em thường bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Trong phân có lẫn máu
  • Sốt
  • Sụt cân
  • Kiệt sức
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Buồn đại tiện ngay cả khi ruột rỗng

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em?

 

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ, nhưng các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến việc kích hoạt các phản ứng của hệ thống miễn dịch gây viêm ruột và dẫn đến bệnh viêm ruột. Bên cạnh đó, tiền sử gia đình mắc bệnh viêm ruột cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em.

Các nhà nghiên cứu đang tích cực tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại vi khuẩn và vi rút sống tự nhiên trong ruột để hiểu rõ hơn về cả vai trò của chúng đối với bệnh viêm loét đại tràng và cách chúng có thể tham gia vào việc điều trị.

Viêm loét đại tràng ở trẻ em
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ

4. Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em

 

Trước hết, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm ban đầu, chẳng hạn như xét nghiệm phân và xét nghiệm máu. Nếu các xét nghiệm này cho thấy có dấu hiệu của bệnh viêm ruột thì bé có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác toàn diện hơn để chẩn đoán chính xác bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể yêu cầu thực hiện nội soi dạ dày tá tràng, nội soi đại tràng hoặc cả hai. Đối với những thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng, linh hoạt có gắn một camera nhỏ để đưa vào miệng của trẻ (giúp kiểm tra đường tiêu hóa trên) hoặc qua hậu môn vào ruột kết của trẻ (để kiểm tra đường tiêu hóa dưới). Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô nhỏ từ ruột của trẻ để xem dưới kính hiển vi và kiểm tra các dấu hiệu viêm. Nhìn chung, những xét nghiệm này thường không gây đau đớn, nhưng có thể tạo áp lực căng thẳng, vì vậy trẻ thường được an thần trước khi thực hiện xét nghiệm.

Để xác định chẩn đoán và loại trừ các tình trạng khác, trẻ cũng có thể được khám hình ảnh, ví dụ như chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI.

5. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến bệnh viêm loét đại tràng của trẻ không?

 

Hiện nay, không có sự thay đổi về chế độ ăn uống nào được chính minh là có thể giúp giảm bệnh viêm ruột, nhưng trẻ em bị viêm loét đại tràng cần chú ý cẩn thận đến chế độ ăn uống của mình để kiểm soát tốt các triệu chứng và duy trì dinh dưỡng lành mạnh.

Bạn nên tìm đến một chuyên gia dinh dưỡng để xác định xem liệu loại thực phẩm nào có thể khiến cho các triệu chứng viêm loét đại tràng ở trẻ trở nên tồi tệ hơn, đồng thời tìm ra biện pháp giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ. Trong một số trường hợp nhất định, trẻ cũng có thể cần phải uống thuốc bổ sung để bù đắp cho những thiếu hụt do bệnh gây ra.

6. Điều trị viêm loét đại tràng ở trẻ em

 

Viêm loét đại tràng thường được kiểm soát bằng sự kết hợp của các loại thuốc nhằm làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh. Một số loại thuốc Steroid hoặc thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể làm giảm tình trạng viêm trong quá trình bùng phát bệnh. Sau khi hết viêm, các triệu chứng khác (chẳng hạn như tiêu chảy) và niêm mạc ruột đã lành lại, trẻ có thể được tiếp tục sử dụng một loại thuốc khác để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Bạn cũng nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ để theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và sức khỏe tổng thể, đồng thời, trẻ cũng sẽ cần gặp các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa chuyên về các bệnh viêm ruột, đặc biệt nếu trẻ bị viêm loét đại tràng dạng nặng hoặc thường xuyên bùng phát bệnh.

Phương pháp phẫu thuật cắt đại tràng được xem là cách chữa trị duy nhất dành cho bệnh viêm loét đại tràng, tuy nhiên điều này chỉ áp dụng trong những trường hợp nặng, dai dẳng vì nó có thể gây ra các biến chứng khác, bao gồm đại tiện không kiểm soát hoặc nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ đi tiêm chủng vì việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến trẻ dễ bị ốm hơn. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu điều trị bằng các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, trẻ sẽ không thể tiêm các loại vắc-xin như MMR, thủy đậu, vắc-xin ngừa vi rút rota có chứa các vi rút sống bị suy yếu. Trước khi cho trẻ đi tiêm chủng, hãy tham khảo kỹ lượng sự tư vấn từ bác sĩ để ngăn ngừa rủi ro khi tiêm.

Việc điều trị thích hợp có thể giúp tình trạng viêm loét đại tràng của trẻ thuyên giảm đáng kể, nhưng nguy cơ bùng phát trong suốt cuộc đời vẫn rất cao. Tuy nhiên, những đứa trẻ không may mắc viêm loét đại tràng vẫn hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động giáo dục và thể chất thường xuyên để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Viêm loét đại tràng ở trẻ em
Phương pháp phẫu thuật cắt đại tràng được xem là cách chữa trị duy nhất dành cho bệnh viêm loét đại tràng

7. Những vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến viêm loét đại tràng ở trẻ em

 

Viêm loét đại tràng có liên quan đến các vấn đề về đường tiêu hóa cũng như những hệ thống cơ thể khác. Các biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Bệnh gan
  • Thiếu máu do mất máu (loét ruột)
  • Sỏi thận, sỏi mật
  • Viêm khớp và đau khớp
  • Yếu xương
  • Lở miệng
  • Viêm mắt
  • Các vấn đề về da
  • Xuất hiện các cục máu đông
  • Tăng trưởng kém do thiếu chất dinh dưỡng
  • Đại tràng và các bệnh ung thư khác
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm
  • Megacolon độc – một tình trạng hiếm gặp, trong đó ruột kết bị tê liệt và không thể hoạt động như bình thường. Điều này có thể được khắc phục bằng thuốc, nhưng đôi khi cần phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần đạ tràng bị ảnh hưởng.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 13 tháng tuổi đi phân màu trắng có phải bị viêm gan và tắc túi mật không?

Bé nhà em đã được 13 tháng tuổi. Buổi sáng hôm trước bé có tiêm vacxin chích ngừa viêm não nhật bản tại trạm y tế mũi đầu tiên. Đến buổi chiều về nhà bé đi ị ra phân màu xanh và có một cục nhỏ phân màu trắng như sữa. Em tìm kiếm trên mạng thì nói phân màu trắng có thể bé bị tắc túi mật và viêm gan, có phải không ạ? Em có cần cho bé đi khám không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  544 lượt xem

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  690 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  922 lượt xem

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  746 lượt xem

Đi máy bay có khiến tình trạng cảm lạnh của bé trở nên tồi tệ hơn không?

Bé nhà tôi đang bị cảm lạnh. Bác sĩ cho tôi hỏi, việc đi máy bay có khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1751 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 641 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 658 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 776 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 693 Lượt xem
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 2 năm trước
 658 Lượt xem
Tin liên quan
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể có làn da khô giống như người lớn. Trên thực tế, vì làn da trẻ nhạy cảm hơn, nên dễ bị khô.

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây