1

Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Căn nguyên gây viêm họng ở phụ nữ mang thai có đặc điểm gì?

Cũng giống với nguyên nhân gây viêm họng nói chung:

  • Viêm họng do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh).
  • Viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu...
  • Viêm họng do nấm vì có tới 70% các trường hợp nấm tồn tại thường xuyên trong niêm mạc mũi họng do bụi hít phải từ môi trường bên ngoài.
  • Viêm họng do viêm dị ứng.

Phụ nữ có thai thường mắc viêm mũi họng cấp thông thường

  • Biểu hiện bệnh rất rầm rộ. Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (virut).
  • Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Kèm theo là cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai. Ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm.
  • Có thể kèm theo khàn tiếng (nếu quá trình viêm lan xuống họng thanh quản).
  • Khám họng niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết. Nếu do vi khuẩn trên niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ.
  • Xét nghiệm dịch tiết tại họng: quệt dịch họng soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn, tìm nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị viêm họng ở phụ nữ mang thai cần chú ý:

  • Điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
  • Nếu viêm họng do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là b lactam. Việc điều trị này phải tuyệt đối tuân thủ theo bác sĩ.
  • Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho, đau họng... 
  • Có thể sử dụng được thuốc hạ sốt, giảm đau dẫn xuất anilin như paracetamol.
  • Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai như sảy thai...
  • Với phụ nữ có thai, bên cạnh việc điều trị kháng sinh thường kết hợp với sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm, súc họng với dung dịch kiềm loãng.
  • Khí dung mũi họng theo chỉ định bằng tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, chống viêm dạng hoà tan.
  • Đắp khăn nóng vào hai bên cổ. Điều trị bằng những vị thuốc nam như cây xạ can (rẻ quạt). Xạ can được dùng theo cách ngậm lá tươi hoặc ngậm viên nén làm từ củ xạ can.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Uống thuốc viêm xoang trước khi mang thai có nguy hiểm?

Đầu tháng trước, em bị viêm xoang nên đã uống thuốc: menison 16mg, loratadin (erolim 10mg), trimoxtal 875mg/125mg, ambroxol (ambron 30mg) khoảng 05 ngày. Cuối tháng này, em vừa đi khám thì bs mới cho biết là có túi thai trong lòng tử cung GS=6mm, hẹn 2 tuần sau tái khám xem đã có tim và phôi chưa - Em lo lắm, chẳng biết phải làm gì bây giờ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  676 lượt xem

Rỉ ối khi mang thai 19 tuần, liệu có nguy hiểm?

Mang thai 19 tuần, khi đi siêu âm thì lượng ối bình thường. Nhưng thỉnh thoảng khi ho, hắt xì thì thấy quần trong ướt. Đôi lúc leo cầu thang, em thấy có dịch màu trắng đục tiết ra từ âm đạo. Hiện tượng rỉ ối này có nguy hiểm trong quá trình mang thai không, bs?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  673 lượt xem

Bị máu đông khi mang thai 19 tuần, có nguy hiểm?

Em đang mang thai 19 tuần mà bị máu đông nên hễ cứ đi vệ sinh là máu ộc ra, lúc nhiều lúc ít. Ban ngày thì em không sao, nhưng thường thì bụng em đau âm ỉ và hay ra máu vào chiều và tối. Như thế có nguy cơ nhiều cho em bé không, bs giúp em với ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  399 lượt xem

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1078 lượt xem

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  674 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh thông liên thất ở thai nhi, nguy hiểm khó lường trước Bệnh thông liên thất ở thai nhi, nguy hiểm khó lường trước 06:13
Bệnh thông liên thất ở thai nhi, nguy hiểm khó lường trước
 Thông liên thất là một bệnh lý về tim, có biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời
 3 năm trước
 456 Lượt xem
RỈ ỐI KHI MANG THAI NGUY HIỂM KHÓ LƯỜNG RỈ ỐI KHI MANG THAI NGUY HIỂM KHÓ LƯỜNG 07:57
RỈ ỐI KHI MANG THAI NGUY HIỂM KHÓ LƯỜNG
Thời gian mang thai rỉ ối sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé xem thêm mang...
 3 năm trước
 427 Lượt xem
[LIVESTREAM] Thalassemia khi mang thai nguy hiểm như thế nào? [LIVESTREAM] Thalassemia khi mang thai nguy hiểm như thế nào? 08:28
[LIVESTREAM] Thalassemia khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Thalassemia là bệnh di truyền gen lặn nhiễm sắc thể
 3 năm trước
 353 Lượt xem
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 688 Lượt xem
Tin liên quan
Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?
Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số bác sĩ nói rằng ngay cả bị chảy máu cam vài lần trong suốt thai kỳ cũng không phải là dấu hiệu gì đáng báo động.

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?
Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng là tình trạng vi khuẩn hiện diện trong mẫu nước tiểu mà người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây