1

Vắc xin và huyết thanh miễn dịch- bệnh viện 103

1. Vắc xin

1.1. Khái niệm về vắc xin

– Trước: vắc xin (VX) là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật (VSV), được làm mất khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích sự hình thành miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ các mầm bệnh tương ứng.

– Hiện nay: VX là chế phẩm có nguồn gốc từ VSV, được làm mất khả năng gây bệnh hoặc từ vật liệu sinh học không phải VSV nhưng vẫn có khả năng kích thích sự hình thành miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ các mầm bệnh tương ứng hoặc được dùng với mục đích khác.

1.2. Yêu cầu đối với vaccine

– An toàn:

– Hiệu lực

– Yêu cầu khác: dễ sử dụng, dễ bảo quản và giá thành chấp nhận được.

1.3. Phân loại vaccine

– Theo cách chế tạo (vaccine sống, vaccine chết, …).

– Theo cách phối hợp các vaccine (vaccine đơn giá, đa giá).

– Theo cách gây miễn dịch (chủng trên da, tiêm, uống, nhỏ mũi, khí dung).

Sau đây là phân loại vaccine theo cách chế tạo

1.3.1. Vaccine chết (vaccine bất hoạt)

Là những VX trong đó các loài vi sinh vật đã bị giết chết bằng các phương pháp lý, hóa học. Các vi sinh vật có trong vaccine mặc dù đã chết nhưng vẫn giữ được các kháng nguyên quan trọng để kích thích sinh miễn dịch.

– Nhược điểm: thường gây miễn dịch không lâu bền

– Ưu điểm: an toàn, dễ bảo quản, dễ sử dụng.

Ví dụ: VX ho gà, tụ cầu, VX tả cổ điển tiêm, VX tả chết uống, VX dại làm từ não chuột, VX Verorab, VX viêm não Nhật Bản, VX Salk, VX viêm gan A, VX cúm

1.3.2. Vaccine sống (VX sống giảm độc lực)

Là VX trong đó VSV còn sống nhưng đã giảm nhiều hoặc toàn bộ khả năng gây bệnh bằng phương pháp lý, hóa, sinh học hoặc nhờ kỹ thuật di truyền.

– Ưu điểm: khi đưa VX vào cơ thể các VSV vẫn tăng sinh tạo nên một quá trình giống như quá trình nhiễm trùng tự nhiên.

– Nhược điểm: cần quan tâm đến tính an toàn (phải thận trọng khi dùng cho người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang mắc các bệnh cấp tính khác hoặc có rối loại đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào).

Ví dụ: vaccine BCG tiêm, VX sabin uống, VX sởi tiêm, VX quai bị, VX Rubeon, VX thuỷ đậu, VX Adenovirus, VX Rotavirus.

1.3.3. Vaccine giải độc tố (anatoxin)

Là vaccine được chế từ ngoại độc tố.

Một số vaccine giải độc tố: giải độc tố uốn ván, giải độc tố bạch hầu.

1.3.4. Vaccine tinh chế

Là vaccine không còn tạp chất, chỉ có kháng nguyên hoặc quyết định nguyên.

Ví dụ: VX viêm gan B huyết tương, VX polysaccharid vỏ của các vi khuẩn như H. influenzae type b, cầu khuẩn màng não, S. pneumoniae, S. typhi (chế từ kháng nguyên Vi).

1.3.5. Vaccine kiên kết (conjnugate vaccine)

Là VX dùng polysacharid liên kết với protein có trọng lượng phân tử cao để dễ tiếp cận với tế bào lympho T.

Ví dụ: vaccine liên kết giữa vaccine Hib và protein là giải độc tố uốn ván.

1.3.6. Vaccine tái tổ hợp ADN

VX tái tổ hợp ADN được làm bằng cách chuyển nạp gen mã hóa kháng nguyên cần thiết vào genom của tế bào nấm men, tế bào vi khuẩn hoặc tế bào động vật thích hợp để tạo ra nhiều kháng nguyên tinh khiết.

Ví dụ: vaccine viêm gan B tái tổ hợp.

1.3.7. Vaccine ADN trần (naked DNA vaccine)

Sử dụng vaccine gen hay ADN mã hoá kháng nguyên vào tế bào sẽ được giải mã tạo ra protein miễn dịch.

Ưu điểm: tạo được đáp ứng miễn dịch gần với việc nhiễm trùng tự nhiên. Loại vaccine này tạo ra kháng thể không cao ngay từ ban đầu, nhưng nếu được tiêm nhắc lại thì nồng độ kháng thể bảo vệ sẽ rất cao và tồn tại trong thời gian dài.

1.3.8. Vaccine lai ghép (hybrid vaccine)

Bằng kỹ thuật tái tổ hợp và kỹ thuật di truyền người ta ghép gen mã hóa kháng nguyên bảo vệ của VSV gây bệnh vào genom của một VSV không gây bệnh (còn gọi là vi sinh vật vector). Vi sinh vật vector này sống nhưng không độc và được sử dụng như một VX.

Ưu điểm: VX lai ghép kích thích cơ thể tạo ra hai loại đáp ứng miễn dịch đối với VSV gây bệnh và VSV vector.

1.3.9. Vaccine hóa tổng hợp

Dùng phương pháp hóa học để tạo ra chuỗi peptit có trình tự acid amin theo mong muốn. Phân tử peptit này có thể kiên kết với một protein tải để tăng tính phụ thuộc tế bào lympho T.

1.3.10. Vaccine thực vật chuyển gen

Hiện nay đang nghiên cứu một số loại thực vật làm thực phẩm chứa gen sinh kháng nguyên.

1.4. Cách sử dụng vaccine

1.4.1. Nguyên tắc chung

– Vaccine phòng bệnh phải được sử dụng trên phạm vi rộng.

– Sử dụng đúng đối tượng.

– Tiêm đúng thời gian và đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng.

– Đúng đường và đúng liều lượng.

– Biết cách phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn.

– Bảo quản vaccine đúng qui định.

1.4.2. Cách đưa vaccine vào cơ thể: chủng trên da, tiêm dưới da, tiêm trong da, tiêm bắp, đường hô hấp (dạng aerossol), đường uống.

1.4.3.Liều lượng: mỗi loại VX có qui định riêng về liều lượng

1.4.4.Các thời điểm dùng vaccine:

– Theo kế hoạch.

– Theo tình hình dịch tễ.

– Theo chỉ định đặc biệt.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vaccine

Hiệu quả miễn dịch của VX phụ thuộc vào một số yếu tố: sự có mặt hoặc vắng mặt của kháng thể tồn lưu, chất lượng và liều lượng VX, tuổi tiêm VX, đặc tính di truyền và tình trạng dinh dưỡng, các tá chất có trong VX.

1.6. Các phản ứng không mong muốn do tiêm vaccine

– Phản ứng tại chỗ: phản ứng nhẹ là nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, sưng tấy, nhiễm trùng tại chỗ.

– Phản ứng toàn thân: sốt (chiếm khoảng 10% – 20% số trường hợp tiêm VX); Co giật, không để lại di chứng. Có thể gây sốc phản vệ (tỷ lệ thấp), tử vong.

2. Huyết thanh miễn dịch

2.1. Khái niệm

HTMD hay kháng huyết thanh (còn gọi là globulin miễn dịch hay immunoglobulin, viết tắt là Ig) được dùng với mục đích dự phòng, điều trị bệnh, điều trị phối hợp và điều trị thay thế.

– Trước đây: dùng HTMD là đưa vào cơ thể một lượng kháng thể có nguồn gốc từ người hoặc từ động vật, giúp cho cơ thể có ngay KT đặc hiệu chống các mầm bệnh tương ứng.

– Hiện nay: dùng HTMD là đưa vào cơ thể một lượng kháng thể có nguồn gốc từ người hoặc từ động vật, giúp cho cơ thể có ngay KT đặc hiệu chống các mầm bệnh tương ứng, hoặc hỗ trợ điều trị và điều trị thay thế trong một số trường hợp.

2.2.  Yêu cầu đối với huyết thanh miễn dịch

– An toàn

– Hiệu lực

– Yêu cầu khác.

2.3. Phân loại huyết thanh miễn dịch

2.3.1.Theo cách chế tạo:

– HTMD không đặc hiệu.

– HTMD đặc hiệu.

– HTMD tinh chế.

2.3.2.Theo cách tác dụng:

– HT kháng vi khuẩn.

– Huyết thanh kháng virus.

– Huyết thanh kháng độc tố.

– Huyết thanh đa giá, huyết thanh đơn giá.

2.4. Cách dùng huyết thanh miễn dịch

2.4.1.Nguyên tắc chung

– Phải dùng đúng đối tượng.

– Đúng thời gian, đúng đường và đúng liều lượng.

– Biết cách phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn.

– Biết phối hợp sử dụng với VX.

– Bảo quản đúng qui định.

2.4.2.Cách đưa huyết thanh miễn dịch vào cơ thể:

– Tiêm bắp.

– Tiêm tĩnh mạch: dễ có phản ứng không mong muốn

2.4.1.1.Liều dùng:

– Liều tùy vào tuổi và cân nặng của bệnh nhân, trung bình từ 0,1 -1 ml/kg cân nặng tùy loại huyết thanh và mục đích sử dụng.

– Liều điều trị cao hơn liều dự phòng

2.4.1.2. Thời gian dùng: dùng càng sớm càng tốt.

2.4.1.3. Đối tượng dùng: chia ra 3 nhóm đối tượng thường được sử dụng:

– Phòng và điều trị nhiễm trùng: HT kháng uốn ván (SAT); HT kháng bạch hầu (SAD; HT kháng dại (SAR), …

– Điều hòa miễn dịch: chỉ định dùng cho các đối tượng sau:

  • Bệnh bạch cầu lympho mạn tính.
  • Bệnh thiếu hụt dưới lớp IgG.
  • Nhiễm trùng sơ sinh.
  • Bệnh giảm bạch cầu trung tính tự miễn.
  • Bệnh thiếu máu tan huyết tự miễn.
  • Bệnh viêm khớp.
  • Lupus ban đỏ.

– Điều trị thay thế:

Điều trị thay thế thiếu hụt miễn dịch tiên phát: giảm gammaglobulin máu tiên phát, thiếu hụt tính đặc hiệu kháng thể, thiếu hụt ái lực kháng thể

Điều trị thay thế thiếu hụt miễn dịch thứ phát: trong bệnh BC lympho mạn tính, ghép tủy, hội chứng thiếu hụt MD mắc phải, đa chấn thương.

* Chú ý: không điều trị globulin với các trường hợp mất protein thứ phát như: hội chứng thận hư, bệnh đường ruột mạn tính và bỏng nặng.

2.5. Các phản ứng không mong muốn do tiêm huyết thanh miễn dịch

– Phản ứng tại chỗ

– Phản ứng toàn thân

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  966 lượt xem

Tiêm nhiều mũi vắc-xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ thống miễn dịch của bé?

- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  747 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  825 lượt xem

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  694 lượt xem

Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?

Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, vắc xin có thể gây ra chính bệnh mà nó phòng. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  767 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 561 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
 350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm...
 3 năm trước
 576 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 592 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 745 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? 01:35
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG?
Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Nguyên Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: “Vắc xin là chế phẩm...
 3 năm trước
 801 Lượt xem
Tin liên quan
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây