U nguyên bào gan: Những điều cần biết
1. Nguyên nhân gây u nguyên bào gan
U nguyên bào gan là một loại u gan ác tính, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Cho đến nay nguyên nhân của u nguyên bào gan vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh ngày càng có chiều hướng gia tăng theo mức độ mắc các bệnh nhiễm khuẩn gan, đặc biệt là nếu phụ nữ mắc bệnh viêm gan B trong giai đoạn mang thai.
Một số tình trạng khác có liên quan có thể làm tăng nguy cơ phát triển u nguyên bào gan:
- Hội chứng Beckwith-Wiedemann, bệnh Wilson, bệnh Porphyria mắc phải muộn và đa polyp gia đình.
- Trạng thái di truyền: Các khiếm khuyết bẩm sinh của sự trao đổi chất như Tyrosin máu, bệnh lưu trữ Glycogen hay thiếu Alpha1-antitrypsin.
- Trẻ em phơi nhiễm với viêm gan B hoặc viêm gan C từ lúc bé.
- Người hẹp đường mật cũng có nguy cơ cao phát triển ung thư biểu mô tế bào gan.
- Có vấn đề về gen: Một số ung thư nguyên bào gan có sự biến đổi trong gen ức chế khối u. Điều đó giải thích cho sự tăng sinh tế bào không kiểm soát được.
2. Triệu chứng u gan nguyên bào
Triệu chứng lâm sàng của u nguyên bào gan rất nghèo nàn với các biểu hiện thường gặp trong bệnh ung thư là một khối u lồi lên ở bụng, có thể bị đau bụng và các triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, giảm sút cân ăn kém ngon, buồn nôn và nôn.
Một số triệu chứng khác:
- Buồn nôn và nôn
- Vàng da (vàng da và mắt)
- Sốt, ngứa
- Giãn tĩnh mạch trên bụng có thể nhìn thấy trên da
Các triệu chứng này phát triển âm thầm nên trong giai đoạn đầu thường khó phát hiện. Bệnh nhân thường đến viện muộn hoặc may mắn phát hiện sớm hơn được do đi khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe tổng quát.
Ngày nay với tiến bộ của khoa học việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời các bệnh u gan ác tính trong đó có u nguyên bào gan với những phương thức điều trị phối hợp thích đáng có thể bệnh khỏi hoàn toàn
3. Các giai đoạn khác nhau của ung thư gan ở trẻ em là gì?
Ở các giai đoạn khác nhau thì độ lan cũng như triệu chứng biểu hiện ra ngoài của u gan ác tính cũng khác nhau. U nguyên bào gan bao gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn I − thường là một khối u chỉ giới hạn trong gan, có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật;
- Giai đoạn II − thường là một khối u đã loại bỏ bằng phẫu thuật nhưng còn một lượng nhỏ u ung thư còn sót lại;
- Giai đoạn III − thường là một khối u bị loại bỏ hoàn toàn hoặc các tế bào ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần đó;
- Giai đoạn IV − ung thư đã lan (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể;
- Tái phát − căn bệnh trở lại sau khi đã được điều trị. Nó có thể tái phát trong gan hoặc trong một phần khác của cơ thể.
4. Chẩn đoán u nguyên bào gan
Ngoài bệnh sử đầy đủ và khám sức khỏe, phương tiện chẩn đoán u nguyên bào gan có thể bao gồm:
- Sinh thiết gan
- Công thức máu toàn bộ (CBC)
- Xét nghiệm máu khác: Hóa chất trong máu, xét nghiệm đông máu, đánh giá chức năng gan, thận và các xét nghiệm di truyền
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- X- quang
- Siêu âm
- Định lượng mức Alpha-fetoprotein (AFP) trong máu: Có thể được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị
5. Điều trị u nguyên bào gan
Điều trị u nguyên bào gan nói chung nhằm mục đích loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt trong khi duy trì chức năng gan đầy đủ. Phần mô gan bị loại có thể tái sinh. Các hình thức điều trị có thể bao gồm (đơn hay đa trị liệu) như:
- Phẫu thuật (để loại bỏ khối u và một phần hoặc toàn bộ gan)
- Hóa trị
- Ghép gan
- Xạ trị
- Tiêm ethanol qua da −một cây kim nhỏ được sử dụng để tiêm cồn ethanol vào khối u để tiêu diệt tế bào ung thư
- Theo dõi cẩn thận − không bắt đầu điều trị cho đến khi các triệu chứng xuất hiện hoặc thay đổi
Hiệu quả điều trị cũng như khả năng sống củ một trẻ bị u nguyên bào gan phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh khi được phát hiện và điều trị, kích thước, vị trí của khối u, khối u có bị di căn hay không, đáp ứng điều trị của trẻ... Do đó, cha mẹ nên cho con mình đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nếu có thì điều trị sẽ dễ dàng hơn cũng như hiệu quả hơn.
Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.
Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.
Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.
Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.
Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.
Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.
Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.