Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
1. Sỏi ống mật chủ là gì?
Sỏi ống mật chủ là sự hiện diện của ít nhất một viên sỏi mật trong đường mật chính ngoài gan. Sỏi có thể được tạo thành từ sắc tố mật hoặc các muối canxi và cholesterol.
2. Các triệu chứng của sỏi ống mật chủ là gì?
Thông thường, sỏi không gây triệu chứng trừ khi có tắc nghẽn đường mật. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau vùng bụng trên rốn hoặc dưới sườn bên phải trong ít nhất 30 phút. Cơn đau có thể liên tục không đổi hoặc quặn cơn, đau dữ dội hoặc mơ hồ.
- Sốt, được xem là một dấu chứng của viêm đường mật.
- Vàng da và mắt, phân bạc màu, nước tiểu sậm màu (thường gặp ở sỏi ống mật chủ hơn là sỏi gan)
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn và ói mửa
3. Nguyên nhân của sỏi ống mật chủ là gì?
Khoảng 15% bệnh nhân có sỏi túi mật sẽ có sỏi ống mật do sỏi từ túi mật rớt xuống. Tuy nhiên, phần lớn sỏi đường mật ở Việt nam là sỏi nguyên phát và 70-80% là sỏi sắc tố nâu (sỏi hỗn hợp sắc tố mật và lipid mật)
Sỏi nguyên phát hình thành là do sự hiện diện của vi khuẩn trong dịch mật và ứ đọng mật. Ứ đọng mật có thể mắc phải (chấn thương, xơ hẹp cơ vòng Oddi, rối loạn vận động cơ vòng Oddi...) hoặc bẩm sinh (nang đường mật, Caroli...)
4. Các yếu tố nguy cơ gây sỏi ống mật chủ là gì?
Người có tiền sử sỏi mật, bệnh túi mật có nguy cơ bị sỏi ống mật chủ. Ngay cả những người đã cắt túi mật cũng có nguy cơ bị sỏi ống mật.
Một số yếu tố nguy cơ sỏi mật có thể được cải thiện thông qua thay đổi lối sống. Những yếu tố sau đây làm tăng cơ hội phát triển sỏi mật:
- Béo phì
- Ít chất xơ, cao calo, chế độ ăn uống nhiều chất béo
- Mang thai
- Ăn chay kéo dài
- Giảm cân nhanh chóng
- Thiếu hoạt động thể chất
Những yếu tố nguy cơ bạn không thể thay đổi bao gồm:
- Tuổi: người lớn tuổi thường có nguy cơ cao bị sỏi mật
- Giới tính: phụ nữ có nhiều khả năng có sỏi mật
- Dân tộc: người da đỏ và người Mỹ gốc Mexico có nguy cơ sỏi túi mật cao hơn. Sỏi ống mật chủ phổ biến hơn ở các nước châu Á
- Tiền sử gia đình: di truyền học có thể đóng một vai trò
5. Biến chứng của sỏi ống mật chủ là gì?
Các biến chứng của sỏi ống mật chủ có thể bao gồm:
- Viêm đường mật, viêm mủ đường mật, viêm phúc mạc mật
- Xơ gan ứ mật
- Viêm tụy
6. Sỏi ống mật chủ được chẩn đoán bằng cách nào?
Các xét nghiệm xác định sỏi và vị trí của sỏi đường mật bao gồm:
- Siêu âm bụng
- CT scan bụng
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
- Siêu âm nội soi
- Cộng hưởng từ mật tụy (MRCP)
- Chụp đường mật xuyên gan qua da (PTC)
Các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm trùng, chức năng gan - tụy:
- Bilirubin
- Công thức máu (CBC)
- Xét nghiệm chức năng gan
- Men tụy
7. Điều trị sỏi ống mật chủ bằng cách nào?
Mục đích của điều trị là làm giảm tắc nghẽn. Điều trị có thể bao gồm:
- Lấy sỏi. Sỏi ống mật chủ có thể được lấy qua ERCP, qua mổ nội soi hoặc mổ mở.
- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật và lấy sỏi bằng mổ nội soi hoặc mổ mở trong trường hợp sỏi ống mật chủ kèm sỏi túi mật
Các phương pháp khác:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: ngày nay ít thực hiện do tỉ lệ thất bại và biến chứng cao.
- Dẫn lưu đường mật tạm thời bằng stent.
8. Ngăn ngừa sỏi ống mật chủ bằng cách nào?
Thay đổi lối sống như hoạt động thể chất vừa phải và thay đổi chế độ ăn uống (tăng chất xơ và giảm chất béo bão hòa) có thể làm giảm khả năng hình thành sỏi túi mật từ đó có thể làm giảm nguy cơ sỏi ống mật trong tương lai.
9. Tiên lượng bệnh như thế nào?
Sự tắc nghẽn và viêm nhiễm gây ra bởi sỏi trong đường mật có thể đe dọa tính mạng. Hầu hết cho kết quả là tốt, nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh lý sỏi đường mật ở Việt nam thường kết hợp sỏi đường mật trong gan, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Vì thế, gặp bác sĩ của bạn ngay nếu bạn có:
- Đau bụng, sốt hoặc không mà không rõ nguyên nhân
- Vàng da vàng mắt
- Có các triệu chứng khác của sỏi ống mật chủ
Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.
Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.
Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.
Nếu bạn có các triệu chứng của các bệnh lý túi mật nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ túi mật. Đây là cơ quan mà không có nó, bạn vẫn có thể sống bình thường được. Về phương pháp phẫu thuật được được thực hiện bằng phẫu thuật mở thông qua một vết mổ lớn hoặc bằng phẫu thuật nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi gồm nội soi truyền thống và Robot phẫu thuật - đây là kỹ thuật phẫu thuật mà bác sĩ chỉ mổ thông qua một vài lỗ nhỏ trên thành bụng.
Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.
Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp rất giống với triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe khác nên nếu không đi khám thì rất khó xác định viêm dạ dày cấp.
Trào ngược axit có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường gặp các triệu chứng vào ban đêm.