Phẫu thuật robot điều trị bệnh lý túi mật
1. Bệnh lý túi mật cần mổ?
Phẫu thuật cắt túi mật thường được thực hiện để điều trị sỏi mật và các biến chứng do chúng gây ra. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ túi mật nếu bạn có:
- Sỏi túi mật
- Sỏi đường mật
- Viêm túi mật
- Polyp túi mật lớn
- Viêm tụy do sỏi mật
2. Biến chứng của một số bệnh túi mật nếu không được điều trị kịp thời
Sỏi túi mật
- Viêm túi mật do sỏi dẫn tới đau và sốt cao.
- Tắc nghẽn ống mật chung. Sỏi mật có thể chặn các ống dẫn mật chảy từ túi mật hoặc gan đến ruột non dẫn tới đau dữ dội, vàng da và nhiễm trùng ống mật.
- Tắc nghẽn ống tụy. Ống tụy là một ống chạy từ tuyến tụy và kết nối với ống mật chung ngay trước khi đổ tá tràng. Sỏi mật có thể gây ra tắc nghẽn trong ống tụy dẫn đến viêm tụy. Viêm tụy gây đau bụng dữ dội, liên tục và thường phải nhập viện để cấp cứu. Sau khi điều trị ổn định tình trạng viêm tụy cần cắt túi mật càng sớm càng tốt để tránh tái diễn các biến chứng.
- Ung thư túi mật. Những người có tiền sử sỏi mật có nguy cơ mắc ung thư túi mật. Nhưng ung thư túi mật là rất hiếm, vì vậy mặc dù nguy cơ ung thư tăng cao, khả năng bị ung thư túi mật vẫn rất nhỏ.
Polyp túi mật
Kích thước của polyp túi mật có thể giúp dự đoán liệu nó là ung thư hay không ung thư. Polyp túi mật nhỏ có kích thước dưới 10mm thì ít có khả năng ung thư và thường cần theo dõi bằng siêu âm.
Polyp túi mật có đường kính lớn hơn 10mm có khả năng bị ung thư hoặc biến thành ung thư theo thời gian, và những người có đường kính lớn hơn 18mm thì khả năng có nguy cơ cao bị ung thư đáng kể. Chỉ có khoảng 5% polyp túi mật là ung thư. Điều trị polyp túi mật lớn bao gồm phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
3. Các phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh lý túi mật
Cắt bỏ túi mật có thể được thực hiện bằng phẫu thuật mở thông qua một vết mổ mở hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.
Phẫu thuật mở
Với phẫu thuật mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết mổ dài để đến túi mật của bạn. Đường rạch phải đủ lớn để bác sĩ phẫu thuật vừa với tay và dụng cụ phẫu thuật đưa vào bên trong cơ thể bạn. Đường rạch mở cho phép các bác sĩ nhìn trực tiếp và chạm vào các cơ quan trong quá trình mổ.
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Mục tiêu của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là giảm đau, rút ngắn thời gian nằm viện và thời gian phục hồi.
Phẫu thuật nội soi kinh điển
Với phẫu thuật nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ phẫu thuật thông qua một vài vết mổ nhỏ trên bụng, thông qua các vết nhỏ này, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật vào trong ổ bụng. Một trong những dụng cụ đó là ống nội soi mỏng có thiết bị chiếu sáng và máy quay ở cuối giúp bác sĩ xem trong ổ bụng thông qua video được máy quay ghi lại và chiếu ở màn hình bên cạnh bác sĩ.
Phẫu thuật nội soi 1 lỗ (SILS- Single-incision laparoscopic surgery)
Với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật thông một vết mổ nhỏ ở rốn. Tương tự với mổ nội soi kinh điển, một máy ghi hình nhỏ ở đầu thiết bị phẫu thuật sẽ ghi và gửi hình ảnh trong ổ bụng đến màn hình chiếu để hướng dẫn bác sĩ cắt bỏ túi mật.
Hệ thống robot
Sử dụng hệ thống robot da Vinci® hoặc robot cầm tay, bác sĩ phẫu thuật chỉ thực hiện một vài vết mổ nhỏ - tương tự như nội soi ổ bụng kinh điển. Phẫu thuật bằng robot mang lại nhiều thuận lợi cho phẫu thuật viên và người bệnh từ những ca đơn giản đến phức tạp. Bác sĩ phẫu thuật làm chủ hoàn toàn hệ thống robot, chuyển đổi các chuyển động tay của bác sĩ thành các chuyển động nhỏ hơn, chính xác hơn trong cơ thể người bệnh.
4.Vai trò của hệ thống robot trong phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi robot cho phép bác sĩ ứng dụng các tính năng công nghệ trong phẫu thuật như:
- Hệ thống camera 3D độ phân giải cao có khả năng phóng đại lớn cho phép bác sĩ quan sát toàn cảnh túi mật và khu vực xung quanh.
- Phẫu tích, cắt, khâu chính xác
Phẫu thuật bằng robot là kỹ thuật phẫu thuật thuộc nhóm phẫu thuật ít xâm lấn với mẫu robot điển hình là hệ thống robot da Vinci, mang lại nhiều lợi điểm cho người bệnh. Tại nước ta, hệ thống robot da Vinci đang được đầu tư tại một số bệnh viện do việc đầu tư hệ thống này rất tốn kém bao gồm cả về trang thiết bị, đào tạo nhân lực vận hành máy, bác sĩ phẫu thuật, điều dưỡng, dụng cụ, bảo trì...
Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.
Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.
Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.
Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.
Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.
Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.
Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.