Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
1. Viêm túi thừa đại tràng là gì?
Túi thừa là những túi nhỏ, phồng, có thể được hình thành ở bất cứ nơi nào của ống tiêu hóa, từ thực quản đến dạ dày, ruột non và ruột già. Tuy nhiên, túi thừa thường được tìm thấy trong ruột già. Khi bạn có túi thừa trong hệ tiêu hóa, tình trạng này được gọi là bệnh túi thừa.
Túi thừa rất phổ biến và xảy ra ở 10% người trên 40 tuổi và 50% người trên 60 tuổi và nếu ở tuổi 80, tỷ lệ này lên tới 65%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ có túi thừa đại tràng ở những người trưởng thành trẻ béo phì đang gia tăng.
Bạn có thể chẳng bao giờ biết sự tồn tại của chúng trong cơ thể vì chúng hiếm khi gây ra bất kỳ vấn đề gì, trừ khi bạn bị viêm túi thừa hoặc tình cờ phát hiện khi nội soi đại tràng.
Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa bị viêm, nhiễm khuẩn. Nguyên nhân chính xác làm cho túi thừa bị viêm, nhiễm khuẩn vẫn chưa được hiểu rõ. Một số giả thuyết cho rằng áp lực tăng trong đại tràng có thể làm suy yếu thành của túi thừa, dẫn đến nhiễm trùng. Một số giả thuyết khác lại cho rằng các lỗ hẹp của túi thừa là nơi phân ứ đọng lại, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc tình trạng tắc nghẽn miệng túi có thể làm giảm lượng máu nuôi, dẫn đến tình trạng viêm.
2. Yếu tố nguy cơ gây ra viêm túi thừa đại tràng
Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị viêm túi thừa đại tràng:
- Lớn tuổi: khả năng bị viêm túi thừa của bạn tăng lên khi bạn trên 40 tuổi, điều này có thể do những thay đổi liên quan đến tuổi, chẳng hạn như sự suy giảm mức độ vững chắc và độ đàn hồi thành ruột có thể đóng góp vào tình trạng viêm túi thừa.
- Ăn ít chất xơ: bệnh viêm túi thừa phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển, chẳng hạn như Mỹ, nơi mà chế độ ăn uống giàu carbohydrate tinh chế và ít chất xơ.
- Vận động thể lực: ít hay hạn chế vận động thể lực được cho là có liên quan đến nguy cơ hình thành túi thừa. Những lý do dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được hiểu rõ.
- Béo phì: làm tăng nguy cơ xuất hiện viêm túi thừa và chảy máu túi thừa.
- Hút thuốc lá: làm tăng khả năng bị viêm túi thừa.
3. Triệu chứng của bệnh viêm túi thừa đại tràng
Viêm túi thừa có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc chúng có thể phát triển dần dần trong vài ngày.
Các triệu chứng tiềm ẩn của bệnh túi thừa đại tràng. Phần lớn những người mắc bệnh túi thừa sẽ không bao giờ gặp bất kỳ triệu chứng nào, chỉ vô tình phát hiện khi đi khám sức khỏe vì lý do bệnh khác. Tuy nhiên, ở một số người bệnh có thể có triệu chứng như:
- Đau bụng.
- Thay đổi thói quen đại tiện.
- Táo bón và cũng có thể có tiêu chảy nhưng ít gặp hơn.
- Có lượng nhỏ máu trong phân.
- Đầy hơi.
Nếu túi thừa này bị viêm, thì người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:
- Đau bụng liên tục hoặc dữ dội.
- Đi tiểu thường xuyên hơn.
- Đi tiểu đau.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Sốt và ớn lạnh.
- Người bệnh có thể đi ngoài ra máu có trong phân.
- Chảy máu từ trực tràng.
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất của viêm túi thừa, vị trí thường gặp là ở phía dưới bên trái của bụng của người bệnh. Nhưng nó cũng có thể phát triển sang phía bên phải của bụng. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên, chẳng hạn như nôn mửa hoặc có máu trong phân, đó có thể là dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng do viêm túi thừa hoặc một tình trạng bệnh khác, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời.
4. Làm thế nào được chẩn đoán viêm túi thừa?
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của viêm túi thừa, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ.
Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về lịch sử y tế của bạn (như thói quen đại tiện, triệu chứng, chế độ ăn uống và thuốc hiện tại ) và thực hiện kiểm tra thể chất , có thể bao gồm khám trực tràng và nội soi đại tràng .
Một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán có thể được thực hiện. Các xét nghiệm thường bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, xét nghiệm phân để kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân hoặc sự hiện diện của nhiễm trùng và chụp CT scans hoặc MRI ổ bụng.
Ở những người bị chảy máu trực tràng nhanh, nặng, bác sĩ có thể thực hiện một thủ tục gọi là chụp động mạch để xác định nguồn gốc của chảy máu.
5. Chẩn đoán phân biệt
Vì đau bụng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau nên bác sĩ sẽ phải chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác gây ra cơn đau của bạn như:
● Viêm ruột thừa
● Viêm vùng chậu
● Hội chứng ruột kích thích
● Loét dạ dày
● Thai ngoài tử cung
● Ung thư đại trực tràng
● Ung thư buồng trứng
● Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
● Bệnh viêm ruột
Túi thừa đại tràng có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác của đường tiêu hóa có triệu chứng tương tự. Vì vậy, cần phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng sớm bằng các xét nghiệm tầm soát hoặc bằng các xét nghiệm chẩn đoán trong giai đoạn viêm cấp để việc điều trị được hiệu quả hơn.
6. Biến chứng của bệnh viêm túi thừa đại tràng
Các biến chứng của bệnh viêm túi thừa đại tràng có thể bao gồm:
- Viêm phúc mạc: có thể xảy ra nếu túi thừa bị viêm nhiễm nặng hoặc túi thừa bị thủng, làm cho dịch tiêu hóa hay phân trong ruột rơi vào khoang bụng. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng nề lớp niêm mạc khoang bụng (phúc mạc). Viêm phúc mạc là một cấp cứu ngoại khoa và đòi hỏi phải nhập viện ngay lập tức.
- Chảy máu túi thừa.
- Tắc nghẽn trong ruột già hoặc ruột non do sẹo.
- Áp-xe, xảy ra khi tích tụ mủ trong túi.
- Rò các cơ quan lân cận hoặc có đường nối bất thường giữa các phần khác nhau của ruột, giữa ruột và bàng quang hoặc âm đạo, hoặc giữa ruột và thành bụng.
Mặc dù có vẻ không có mối liên quan trực tiếp giữa bệnh túi thừa và ung thư đại trực tràng, bệnh túi thừa có thể làm cho ung thư khó chẩn đoán hơn và đôi khi gây chẩn đoán nhầm với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, bác sĩ khuyên bạn nên nội soi đại tràng kiểm tra khi bạn đã phục hồi sau một đợt viêm túi thừa đại tràng.
Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.
Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.
Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.
Nếu bạn có các triệu chứng của các bệnh lý túi mật nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ túi mật. Đây là cơ quan mà không có nó, bạn vẫn có thể sống bình thường được. Về phương pháp phẫu thuật được được thực hiện bằng phẫu thuật mở thông qua một vết mổ lớn hoặc bằng phẫu thuật nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi gồm nội soi truyền thống và Robot phẫu thuật - đây là kỹ thuật phẫu thuật mà bác sĩ chỉ mổ thông qua một vài lỗ nhỏ trên thành bụng.
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 sống được bao lâu?. Càng tiến triển sang đến các giai đoạn sau thì ung thư lại càng khó điều trị. Do đó, việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 sẽ nan giải hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu.
Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.
Một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp rất giống với triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe khác nên nếu không đi khám thì rất khó xác định viêm dạ dày cấp.
Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.