1

U hắc tố ác tính - bệnh viện 103

Đại cương.

  • U hắc tố ác tính (UHTAT) là một loại ung thư thường gặp ở ngoài da, chiếm tỉ lệ 8,89% (theo Trần Văn Tăng), đứng sau hàng ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào gai. U hắc tố ác tính hay gặp ở gót chân, ngón chân, ,u bàn chân.
  • Australia và Newzeland, UHTAT cũng là một trong bốn loại ung thư phổ biến nhất. ở Mỹ, Canada và Scandinania, bệnh đứng hàng thứ 10, ở Anh bệnh đứng hàng thứ 18.
  • Tỉ lệ bệnh phụ thuộc vào từng vùng, tỷ lệ  bình quân từ 25/100.000 – 40/100.000 dân. theo Nair và cộng sự (1998), ấn Độ là một trong những vùng có tỷ lệ UHTAT thấp nhất thế giới (dưới 0,5/100.000 dân).

Lâm sàng.

UHTAT gồm có 4 loại được mô tả như sau:

Nốt ruồi ác tính ( hay u hắc tố ác tính tại chỗ) (lentigo maligna – malignant melanoma in situ):

  • Nốt ruồi ác tính khởi đầu bằng một dát sẫm mầu lan rộng dần ra ngoại vi, sau vài năm nó đậm dần lên. thường gặp trên má người phụ nữ ở độ tuổi trên 40 – 50 tuổi.
  • Ngoài ra có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới và bất kỳ vùng da nào tiếp xúc với ánh sáng. Vì diễn biến chậm, mầu đậm lên chậm nên rất ít gây chú ý, cho đến khi nó chuyển thành ung thư xâm lấn mới được người bệnh chú ý.
  • Khi nốt ruồi đột nhiên tăng kích thước, tăng độ cứng, tăng độ sậm da và nhất là chảy máu thì đó là dấu hiệu hư biến. Sự chuyển từ nốt ruồi sang ung thư từ 1 – 30 năm. khi có di căn thì rất khó điều trị.

U hắc tố nông lan rộng:

  • So với nốt ruồi ác tính, dạng này thường gặp hơn, di động dễ hơn, thường xuất hiện ở trẻ tuổi hơn.
  • Ung thư loại này có khuynh hướng nhiều mầu, không chỉ mầu đen mà cả đỏ, nâu, lục, trắng.
  • Bờ tổn thương thường lồi lõm,nham nhở. Bề mặt khối u ráp và không đều, nhất là trên các tổn thương đã xuật hiện từ lâu. bệnh tiến triển tương đối nhanh so với nốt ruồi ác tính.
  • Dấu hiệu báo động là dễ chảy máu, trợt da, loét hóa, u sẽ phát triển theo chiều ngang, rộng ra các bên, trong vài năm mới xâm nhập vào trung bì, nó có thể di chuyển thành ung thư hắc tố cục.

U hắc tố nốt ruồi chi:

  • Dạng lâm sàng này chỉ xuất hiện trên các vùng: lòng bàn tay, bàn chân, các khớp xương của các dốt ngón tay, chân.
  • Đây là dạng trung gian giữa nốt ruồi ác tính và ung thư hắc tố nông lan tỏa, bệnh hiếm gặp không xâm lấn trong thời gian dài.
  • U có hình không đều, lan rộng nhanh, thường ở lòng bàn tay, bàn chân, nền móng, gót, đầu ngón, mép móng.
  • Cần phảI được nghĩ tời ung thư và làm sinh thiết, khi u thay đổi mầy sắc sang nâu nhạt hoặc nâu sẫm. Giai đoạn cuối của u, nó thường chuyển sang dạng cục hay loét hóa.

Ung thư hắc tố dạng cục.

  • Tổn thương lâm sàng là một cục tăng săc tố, kích thước thay đổi, tồn tại nhiều tháng hoặc nhiều năm, nhô lên bên trên một nốt ruồi ác tính hoặc trên u hắc tố lan rộng hoặc một u hắc tố nốt ruồi đầu chi.
  • Những biến đổi thường nhận thấy bao gồm: tăng kích thước, tăng mầu sắc, chảy máu, rỉ dịch trong, hình thành u, loét hóa, hoặc tạo ra các dát sắc tố ở lân cận (gọi là các chấm  mực). Ban đầu u có đường kính 1 – 4 milimet, chúng sẽ lớn dần dần, không đồng đều nhất về mầu sắc, chỗ nâu, đen xanh hay đen, bề mặt lỗ chỗ. Sự biến đổi sắc tố này kéo dài vài tháng thì u mới tăng kích thước và xuất hiện chảy máu.
  • U hắc tố dạng cục có thể xuất hiện trên da trước đó là bình thường.

Mô bệnh học.

Trung bì bị xâm nhiễm bởi nhiều tế bào có kích thước và hình thể rất đa dạng: hình  bầu dục, hình thoi, hình đa giác, có nhân quái đản và phần lớn nhiễm đầy hắc  tố,còn thấy sắc tố melanine rải rác ở cả trong trung bì.

Tiến triển.

  • U hắc tố ác tính gây di căn rất sớm, hạch to cứng không đau, có khi u nhỏ mà hạch lại rât lớn.
  • Di căn toàn thân rất nhanh bằng đường bạch huyết và máu. di căn ra da, vào phủ tạng ( nhất là gan, phổi, cơ tim, thận, xương) thành một bệnh hắc tố toàn thân, làm sản xuất ra nhiều sắc tố ngấm vào phủ tạng và da.
  • Khi có di căn phủ tạng thì tỉ lệ tử vong rất cao (99%).

Điều trị.

  • Điều trị ung thư da ở Việt Nam và thế giới có nhiều phương pháp, nhưng hiện nay phương pháp phẫu thuật vẫn đóng một vai trò chủ yếu. Để khép kín được chỗ da khuyết tổn sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u, người ta thường phối hợp với các phương pháp tạo hình như vạt da, ghép da rời, quay vạt da cơ.
  • Điều trị phẫu thuật (tại viện K – Hà Nội): những khối u có kích thước < 3 cm đều được cắt bỏ lấn vào vùng rìa 4 milimet kết hợp với tạo hình vạt da. Còn nhũng khối u có kích thước > 3 cm thì vùng kìa cắt bỏ > 4 milimet, (tùy theo tổn thương cụ thể và ghép da kỳ 2).
  • Nếu có hạch, tiến hành nạo vét hạch hoặc kết hợp với tia xạ vùng hạch.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 872 Lượt xem
Tin liên quan
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể giúp điều trị viêm da cơ địa
Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể giúp điều trị viêm da cơ địa

Tinh dầu tràm trà chứa các thành phần có đặc tính chữa lành nên có thể giúp làm giảm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát viêm da cơ địa.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây