1

U da lành tính - bệnh viện 103

1. U nang bã ( Sebaceous cysts )

U nang bã là những u mềm hoặc cứng chắc, hình tròn hoặc oval nằm ở dưới da. Thay đổi về kích thước, xuất hiện ở đầu, cổ, mặt, da bìu và lưng, trong chứa chất bã.

Điều trị:

Gây tê, chích rạch tháo bỏ chất bã.

2. U nang dạng da ( Dermoid cysts )

Là u bẩm sinh thường xuất hiện ở vùng mắt, ở mũi và ở cổ, u màu nâu sáng, lâm sàng nhiều khi giống u xơ ( fibroma ). Trong chứa lông tơ, nang lông thoái hoá và tuyến bã.

Điều trị:

Cắt bỏ bằng ngoại khoa.

3. U nang tuyến bã người già ( Senile Sebaceous  adenoma )

Xuất hiện ở tuổi quá tuổi trung niên ( già) thường ở vùng trán., xuất hiện các sẩn nhỏ, phẳng rải rác không đều trên vùng mặt. Có thể kèm trạng thái da dầu.

Điều trị

Tốt nhất là đốt điện.

4. U tuyến bã ( Adenoma sebaceum ) ( Noevus sebaceous ) .

  • Bệnh này là một loại Noevus nang lông – tuyến bã phát triển chậm xuất hiện từ thủa niên thiếu hoặc khi đã trưởng thành ở vùng mặt,vùng má ,quanh mũi và mồm là các sẩn màu trắng ngà ,màu sáp bề mặt có giãn mạch.
  • Thể Pringle thì các sẩn màu đỏ tươi do ứ trệ mạch máu.
  • Thể Balzer menetriae sẩn thì màu vàng và chủ yếu là loạn sản của tuyến bã. Bệnh nhân thường có thiểu năng tâm thần và có trạng thái da mặt thô và có nhân trứng cá có thể có cả u xơ thần kinh ( Neurofibomatosis ).

Điều trị:

  • Không can thiệp gì.
  • Đốt điện

5. Nang kê ( Millium )

Là các sẩn rất nhỏ, trắng lóng lánh như hạt trai xuất hiện trên của mặt phần nhiều quanh mắt. Nó được nghĩ là do các nang chứa chất bã và tế bào sừng.

Đièu trị 

Chích bằng kim hoặc dao mổ sắc và các nang quá nhỏ có thể nạo bỏ.

6. Mắt cá và chai chân ( Corn and calluses )

  • Mắt cá là nút sừng hình nón, chủ yếu xuất hiện ở ngón chân, trung tâm màu trắng, vàng, có nút sừng ở trung tâm, đi lại tỳ ép vào thì đau có thể ở vùng lòng bàn chân, khác chai chân là có nút sừng ở trung tâm và đè ép vào khi đi lại gây đau.
  • Chai chân là dày sừng khu trú thường ở bàn chân do áp lực liên tục ( đi lại, lao động ) nó thường không đau, biểu hiện là dày sừng màu trắng ngà vàng, cứng chắc.
  • Cần phân biệt mắt cá, chai chân với mụn cóc ở bàn tay, bàn chân.

Điều trị

  • Mắt cá cắt bỏ hoặc bôi băng mỡ Salicylic 40% 2 – 7 ngày.
  • Chai chân bôi mỡ Salicylic 20 – 40 % , cắt gọt lạng bớt chỗ chai chân.

7. Sẹo lồi ( Keloids, cheloides )

  • Là u nguồn gốc chân bì tăng sinh Collagen tự nhiên xuất hiện hoặc sau chấn thương đặc biệt sau vết mổ ngoại khoa và sau bỏng.
  • Thường gặp ở người da đen nhiều hơn và người có cơ địa sẹo lồi, nguyên nhân chính xác không rõ, có khi thành ác tính nhưng hiếm. Đốt điện vùng ức cổ và một số vùng khác có thể kèm theo mô sẹo tăng sinh bất thường rất khó phân biệt với sẹo lồi cả về lâm sàng và hiển vi.
  • Ban đầu tổn thương màu đỏ hồng, trơn bóng, căng với bề mặt giãn mạch, nó phát triển to lên đến một kích cỡ nào đó rồi không thay đổi. Dần dần theo tuổi nó trở nên cứng chắc, ít đỏ, thậm trí tái nhợt hơn da bao quanh.
  • Sẹo lồi đôi khi có thể phân biệt với sẹo phì đại bằng khuynh hướng phát triển ra ngoài biên giơí của vết mổ bệnh nhân có thể kêu đau , ngứa.
  • Hình ảnh hiển vi : sớm : mô tế bào xơ, muộn: bó sợi collagen.

Điều trị:

  • Tiêm Triamcinolon acetonide trong tổn thương.
  • Áp tại chỗ Nitơ lỏng ( 30 – 60 giây)
  • Cắt bỏ ngoại khoa ( có thể vẫn tái phát )
  • Nghiệm áp lạnh: Nitơ lỏng áp vào sẹo lồi
  • Tia X

8. U xơ thần kinh ( neurofibromatose, bệnh Von Recklinghausen )

  • Trên da có các u mềm, kích thước khác nhau, không đối xứng, tròn, có khuynh hướng lủng lẳng treo trên da, là bệnh do di truyền trỗi.
  • Có các đám mảng màu cà phê sữa, thâm đen màu nâu.
  • Nắn vào u có cảm giác u nhẽo, rỗng ở giữa.
  • Có thể trên người có thiểu năng trí tuệ.

Điều trị:

  • Không giải quyết gì.
  • Cắt bỏ một số u do yêu cầu thẩm mỹ.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 853 Lượt xem
Tin liên quan
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể giúp điều trị viêm da cơ địa
Tinh dầu tràm trà (tea tree oil) có thể giúp điều trị viêm da cơ địa

Tinh dầu tràm trà chứa các thành phần có đặc tính chữa lành nên có thể giúp làm giảm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát viêm da cơ địa.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây