1

Trường hợp nào dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh?

Nhiễm khuẩn sơ sinh là nhiễm khuẩn mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nhiễm trùng có thể do virus, vi trùng. Các triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh thường đa dạng, phức tạp. Chẳng hạn, một số trẻ bị viêm phổi nhưng không sốt, thậm chí còn bị hạ thân nhiệt.

1. Trường hợp trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm khuẩn trong các trường hợp sau:

  • Mẹ vỡ ối sớm khi sinh
  • Nếu sản phụ vỡ ối sớm, vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ có thể xâm nhập dịch ối, gây viêm màng ối và nhiễm khuẩn ối, hoặc nhiễm khuẩn trực tiếp tới thai nhi. Trong một số trường hợp sinh khó, dịch ối có thể có phân su hoặc chất gây giảm khả năng kìm hãm vi khuẩn. Thai nhi hoặc trẻ sơ sinh hít phải dịch ối nhiễm khuẩn có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp.
Trường hợp nào dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh?
Mẹ vỡ ối sớm khi sinh khiến trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh
  • Mẹ có bệnh do xoắn khuẩn, khuẩn listeria, virus, nấm candida

Các tác nhân gây bệnh này có thể truyền cho con qua rau thai hoặc qua đường máu từ khi mẹ mang thai. Chúng cũng có thể lây nhiễm cho trẻ khi được sinh qua ngả âm đạo, biểu hiện là trẻ có tổn thương bề mặt da, niêm mạc mũi, họng, miệng, kết mạc, rốn...

Ngoài ra, trẻ được áp dụng các thủ thuật điều trị như đặt ống nội khí quản, đặt catheter tĩnh mạch rốn...cũng dễ bị nhiễm khuẩn.

2. Các triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn thường mắc một trong ba bệnh nặng: Viêm phổi, Nhiễm trùng huyết và Viêm màng não. Khi đó, trẻ thường có một trong các triệu chứng sau:

  • Ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Cử động ít hơn bình thường.
  • Bú kém hoặc bỏ bú.
  • Nôn trớ ra tất cả mọi thứ.
  • Thóp phồng.
  • Cổ cứng.
  • Chướng bụng.
  • Co giật.
  • Co rút lồng ngực nặng.
  • Sốt hoặc hạ nhiệt độ.
  • Tím tái, nổi vân tím ngoài da hoặc da xanh tái, có nốt xuất huyết hoặc ban ngoài da, phù cứng bì, vàng da.
  • Thở nhanh hoặc thở không đều.
  • Thở rên.
  • Có cơn ngừng thở.
  • Chảy mủ tai.
  • Nhiều mụn mủ ngoài da hoặc mụn mủ ngoài da nặng.
  • Tấy đỏ xung quanh rốn hoặc chảy mủ rốn.
  • Đau khi sờ nắn các khớp, sưng khớp hoặc giảm vận động chi.
Trường hợp nào dễ mắc nhiễm khuẩn sơ sinh?
Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ ngoài da hoặc mụn mủ ngoài da nặng là triệu chứng của nhiễm khuẩn ở trẻ

3. Vậy khi nào mang trẻ khám bệnh?

Cha mẹ cần nhận biết những biểu hiện dưới đây để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện sớm:

  • Khó thở.
  • Co giật.
  • Sốt hoặc cảm thấy lạnh.
  • Hoàn toàn không bú được.
  • Mụn mủ da.
  • Vàng da.
  • Rốn đỏ hoặc chảy mủ.
  • Bú dưới 5 lần trong 24 giờ.

Nhiễm khuẩn sơ sinh là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nên bố mẹ cần cẩn trọng trong việc chăm sóc trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  922 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1038 lượt xem

Có nên vừa uống thuốc điều trị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan vừa cho con bú không?

Khi em sinh bé được 25 ngày thì bị nổi mề đay. Em có đi khám thì bác sĩ kết luận em bị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan. Em được bác sĩ kê các loại thuốc: Tricabendazole, Esomeprazol 40mg (ezdixum), Metronidazol 250mg ( incepdazol 250), Drotaverin 80mg ( Drotusc forte), Levocetirizin 10mg ( Ripratine) và Arginin HCL 500mg (Entraviga). Bác sĩ nói chỉ có Tricabendazole sau khi uống 24h mới được cho bé bú. Còn lại các thuốc khác không ảnh hưởng gì, vẫn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, em về tìm hiểu thì thấy những thuốc này khi đang cho con bú đều không khuyến khích mẹ dùng. Em uống thuốc đã được 2 ngày và cho bé bú bằng sữa công thức. Em rất muốn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên có vắt ra để sau 20 ngày uống thuốc xong sẽ cho bé bú lại. Nhưng càng ngày em thấy sữa càng ít, vắt cũng không được nhiều. Nhiều người làm bên dược thì khuyên em nên dừng uống thuốc, khi nào bé bỏ bú hãy điều trị. Giờ em không biết phải làm thế nào ạ? Bé uống sữa công thức morinaga nhập khẩu thì 3 ngày mới thấy đi ị, mỗi lần đi là rặn đỏ mặt, phân đặc, lọn không cứng. Bé hay đạp tay chân, gồng người lên khi ngủ thì có phải thiếu chất không ạ?

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  513 lượt xem

Bé trai hơn 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  516 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1028 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 861 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 702 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 980 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 974 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 637 Lượt xem
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc 00:11
Học sơ cấp cứu miễn phí với trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bv Hồng Ngọc
Chỉ 40 suất cho khóa học ngày 10/4>>> Liên hệ hotline: 0932 232 017
 3 năm trước
 901 Lượt xem
Tin liên quan
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây