1

Trẻ thế nào được coi là chậm nói?

“Trẻ em như thế nào là chậm nói?” Đây là câu hỏi chung của rất nhiều các bậc phụ huynh. Có rất nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói ở trẻ. Việc nắm rõ các dấu hiệu sẽ giúp cho các bậc phụ huynh nắm bắt rõ hơn tình trạng của trẻ.

 

1.Thế nào là trẻ chậm nói?

Trong sự phát triển bất thường của ngôn ngữ thì rối loạn lời nói và ngôn ngữ được coi là dạng chậm phát triển phổ biến nhất, thường gặp hơn so với các dạng chậm phát triển khác.

Trong đó lời nói được coi là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện bằng âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói là phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm nhưng người khác không hiểu, chẳng hạn trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng.

Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện và tiếp nhận thông tin thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ tín hiệu, ngôn ngữ cơ thể). Ngôn ngữ là thước đo trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng hơn rối loạn lời nói.

Trẻ được coi là chậm phát triển ngôn ngữ khi ngôn ngữ của trẻ phát triển có thể theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn.

Trẻ thế nào được coi là chậm nói?
Trẻ được coi là chậm phát triển ngôn ngữ khi ngôn ngữ của trẻ phát triển có thể theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn

2. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị chậm nói

Trẻ sẽ được coi là chậm nói nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau:

Đối với trẻ từ 3-4 tháng

  • Không phản ứng với những tiếng động mạnh.
  • Không phát ra âm thanh gừ gừ.
  • Bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh (khi 4 tháng).

Đối với trẻ 7 tháng tuổi

  • Không phản ứng với các tiếng động.

Trẻ 12 tháng tuổi

  • Không thích giao tiếp với người khác (bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó.
  • Không biết nói dù chỉ một từ như bà hay mẹ.
  • Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
  • Khi được gọi tên thường không có phản ứng
  • Không quan tâm tới mọi thứ xung quanh mình

Trẻ được 15 tháng tuổi

  • Không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
  • Không nói được từ nào.
  • Không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi
  • Không bao giờ chỉ vào vật mình thích để đòi hỏi bạn

Trẻ được 18 tháng tuổi

  • Không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.
  • Không thể nói được quá 6 từ.
  • Không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn.
  • Chưa nói được các từ đơn giản như mẹ,...
  • Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản
  • Không đáp lời bằng lời nói cũng như hành động khi được hỏi một vấn đề gì đó

Trẻ nằm trong độ tuổi từ 19-23 tháng tuổi

  • Hạn chế về khả năng tiếp thu từ mới

Trẻ 24 tháng tuổi

  • Không thể nói nổi quá 15 từ
  • Chỉ có thể nhắc lại lời nói của người khác chứ không tự mình nói ra được
  • Không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản ví dụ như “mẹ bế”,...
  • Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài.
  • Không có khả năng chơi búp bê cũng như tự chơi với mình/
  • Đôi lúc cũng không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
  • Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
Trẻ thế nào được coi là chậm nói?
Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên thì có khả năng trẻ bị chậm nói

Trẻ nằm trong độ tuổi từ 25 – 35 tháng tuổi

  • Không nói được câu đơn giản có 2-4 từ.
  • Không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể.
  • Không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.
  • Không biết đặt các câu hỏi đơn giản.
  • Không ai trong gia đình có thể hiểu bé.

Trẻ 3 tuổi

  • Không thể sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
  • Không thể ghép các từ thành câu ngắn
  • Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn
  • Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.
  • Thường xuyên nói lắp bắp và khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
  • Không bao giờ tự đặt câu hỏi.
  • Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện.
  • Không quan tâm và hay giao lưu với các trẻ khác.
  • Luôn luôn phải có bố hoặc mẹ ở bên cạnh.

Trẻ 4 tuổi

  • Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
  • Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
  • Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

3. Nguyên nhân trẻ chậm nói

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên chậm phát triển ngôn ngữ, sau đây có thể liệt kê vài nguyên nhân thường gặp ở trẻ chậm nói như có khiếm khuyết về não, khiếm thính, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, các yếu tố tâm lý - giáo dục – môi trường - xã hội,....

Để xác định được nguyên nhân gây chậm nói, cần phải dựa vào các yếu tố như: sự phát triển về vận động, ngôn ngữ, nhận thức hành vi, sự tương tác, cũng như cách thức chơi ở trẻ. Ngoài ra trẻ nên được thăm khám và theo dõi bởi các chuyên gia.

Việc lựa chọn các cơ sở y tế để khám cho trẻ cũng là một vấn đề quan trọng. Cần lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng chuyên môn cao và trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để có được kết quả chẩn đoán chính xác, hướng can thiệp điều trị hợp lý.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 7 tháng 7 ngày tuổi bị chàm sữa có ăn dặm được thịt bò, cá, tôm không?

Hiện con em đang được 7 tháng 7 ngày tuổi. Đợt bé mới 2 tháng tuổi thì bé có bị chàm sữa ở trên mặt. Hiện giờ chưa hết hẳn mà vẫn còn một ít ạ. Em có đang cho bé ăn dặm bột mặn, vậy em có thể cho bé ăn thêm cá, tôm, thịt bò được không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  425 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm

Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  636 lượt xem

Trẻ 1 tháng 10 ngày tuổi vặn mình, khó ngủ và khóc lên mỗi khi đi ngoài cần chăm sóc thế nào?

Hiện nay, bé nhà em được 1 tháng 10 ngày tuổi. Lúc sinh bé nặng 3,2kg, hiện giờ là 4,2kg. Bé nhà em rất khó ngủ, hay vặn mình và khóc suốt đêm, ban ngày cũng hay khóc. Bé còn khó đi ngoài nên em có cho bé đi khám thì bác sĩ chỉ khuyên là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. Em đã ăn nhiều rau xanh và đồ mát nhưng tình hình của bé vẫn không được cải thiện. Ngày bé đi được khoảng 2-3 lần, sôi ruột, bé thường xì hơi nhiều, vặn mình, khó chịu rặn đỏ hết cả mặt lên. Mỗi lần đi tiêu bé phải rặn rất lâu và khóc lên mới đi được. Em cũng có mát xa bụng cho bé nhưng không đỡ. Mong bác sĩ cho biết có phải bé nhà em bị táo bón hay không và bác sĩ có thể tư vấn cách chăm sóc, chữa trị để bé dễ chịu hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1900 lượt xem

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  779 lượt xem

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 867 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1102 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ
Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ

Nếu bé phải chịu đựng những mảng chàm đỏ, ngứa thì tất cả những gì bạn muốn là giúp bé có thể giảm bớt khó chịu. Chăm sóc đúng cách cho làn da của bé và tránh các nguyên nhân thông thường, có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa bùng phát.

Những vắc xin nào mới được sử dụng cho trẻ?
Những vắc xin nào mới được sử dụng cho trẻ?

Vắcxin HPV mới nhất sẽ bảo vệ chống lại 9 dòng HPV và được khuyến khích tiêm cho trẻ em gái và bé trai theo liệu trình ba liều vào năm 11 hoặc 12 tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây