1

Trẻ nên ăn gì khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài?

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài là nỗi lo hầu hết của nhiều bậc phụ huynh, bởi khi mắc phải tiêu chảy nhiễm khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn làm chậm quá trình phát triển của trẻ.

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em

Tiêu chảy nhiễm khuẩn hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng trẻ em là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tiêu chảy xảy ra khi thực phẩm và chất lỏng nhanh chóng vượt qua thông qua ruột già. Thông thường, ruột già sẽ hấp thụ chất lỏng từ thực phẩm và để lại phân rắn. Nhưng nếu các chất lỏng từ các loại thực phẩm không được hấp thu kết quả là đi tiêu lỏng.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài: Là một đợt tiêu chảy cấp kéo dài trên 14 ngày Phân biệt tiêu chảy kéo dài và tiêu chảy mạn tính hoặc hội chứng kém hấp thu. Trẻ bị tiêu chảy và các rối loạn hấp thu, rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều tháng do nguyên nhân bẩm sinh như thiếu các men bẩm sinh như thiếu men disaccharidase tiên phát, bệnh xơ nang tụy ( mucoviscidose), hoặc mắc phải bệnh như bệnh Coeliac hay còn được gọi là bệnh Spru.

Các vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em thường gặp là:

  • E.coli: Có 5 typ nhưng thường gặp là chủng E.coli gây bệnh đường ruột (EPEC), chủng E.coli bán dính (EAEC) và chủng E.Coli xâm nhập (EIEC).
  • Shigella, Salmonella, Campylobacter jejuni.
  • Các loại ký sinh trùng: Cryptosporidium, L,giardia.
Trẻ nên ăn gì khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài?
Vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài ở trẻ em

 

Về tuổi tác: Trẻ dưới 1 tuổi nguy cơ có một đợt tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài cao hơn ở trẻ lớn.

Về tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch: Tỷ lệ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài ở trẻ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ bình thường. Nghiên cứu ở Brazil cho thấy chỉ số mới mắc tiêu chảy kéo dài ở trẻ có chiều cao dưới 90%, cân nặng dưới 75% so với chuẩn cao gấp 2 lần so với trẻ bình thường. Ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) dễ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong cao.

Về chế độ ăn, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc trẻ không dung nạp được lactose, dị ứng với protein sữa động vật dễ có nguy cơ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn tái phát nhiều đợt, những trẻ thường xuyên mắc các đợt tiêu chảy dễ có nguy cơ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài.

Điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn không hợp lý: Lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn hoặc sử dụng thuốc cầm ỉa làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn, ăn uống kiêng khem kéo dài khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Trẻ nên ăn gì khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài?
Trẻ có sức đề kháng miễn dịch kém

3. Biện pháp phòng tránh tiêu chảy nhiễm khuẩn

 

Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn và nước ấm trước khi đụng vào trẻ: Rửa tay là cách đơn giản nhất giúp bạn không truyền vi khuẩn có hại đến trẻ. Bạn nên rửa tay sau khi ra ngoài, mua sắm, làm việc,...trước khi pha sữa hoặc chế biến đồ ăn cho trẻ. Rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh thay tã cho bé hoặc khi lấy tay che miệng mỗi lần ho hay hắt hơi.

Vệ sinh bình bú, đồ đựng ăn của bé: Bạn hãy vệ sinh bình bú hoặc những dụng cụ đựng thức ăn của bé và đun sôi trong nước nóng. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế việc truyền bệnh cho bé. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đọc kỹ hướng dẫn về sức chịu nhiệt của các dụng cụ đó.

Rửa đồ chơi của trẻ: Thông thường, trẻ sẽ có thói quen ngậm đồ chơi vào miệng, điều này vô tình khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Vì thế, bạn nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi bằng nhựa với chất tẩy nhẹ và nước. Nếu hướng dẫn sử dụng của loại đồ cho đó cho phép chịu được nhiệt độ cao, bạn hãy đun sôi và phơi ráo. Vệ sinh đồ chơi của trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Trẻ nên ăn gì khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài?
Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ

4. Ăn gì khi bị tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ?

 

4.1 Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

Với trẻ bú sữa mẹ: Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, thậm chí tăng số lần bú. Nhờ sự kết hợp các thành phần một cách tối ưu, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, sữa mẹ vẫn sẽ được dung nạp tốt khi trẻ bị tiêu chảy. Bú mẹ giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn, trẻ bị tiêu chảy sẽ nhanh khỏi hơn, đồng thời giúp bù lại lượng nước mất do bị tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, mẹ nên áp dụng chế độ ăn nhiều đồ bổ hơn để tiết đủ sữa và cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ chỉ qua sữa mẹ.

Với trẻ sử dụng sữa công thức (sữa bò, sữa bột,...): Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn không bú sữa mẹ thì có thể cho trẻ sử dụng sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn dùng, nhưng cần lưu ý phải cho trẻ ăn từng ít một và phải chia ra nhiều bữa trong ngày. Nếu trẻ bú bình thì cần pha loãng hơn bình thường và khoảng cách giữa các bữa ăn ít nhất là 3 giờ một lần.

 

4.2 Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa: Bên cạnh việc bú sữa mẹ, nên cho trẻ ăn thêm những thực phẩm dễ tiêu hóa như: Bột gạo, thịt gà, khoai tây, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, chuối tiêu, cà rốt, hồng xiêm,... Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn mẹ chỉ nên cho bé ăn các món được chế biến dưới dạng mềm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm nát. Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài cần được nấu kỹ. Cho bé ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Trường hợp bắt buộc cho trẻ bị đi ngoài ăn những thức ăn đã nấu sẵn, mẹ cần phải hâm lại trước khi cho bé ăn. Khi chế biến thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, mẹ nên rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh các dụng cụ nhà bếp.

Bữa ăn cho trẻ vẫn cần bổ sung chất béo để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần. Vì trẻ đang bị tiêu chảy, mẹ nên sử dụng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,... thay cho dầu mỡ.

Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn bổ sung thêm các loại quả chín, hoặc nước ép quả chín như: chuối, cam, xoài, hồng xiêm giúp tăng lượng kali hấp thụ.

Trẻ nên ăn gì khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài?
Nước ép chuối được bổ sung cho trẻ

 

Đối với trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài, ưu tiên số một là bù nước. Cứ sau mỗi lần trẻ đi ngoài, mẹ cần phải cho trẻ uống bù nước ngay. Loại nước thích hợp dành cho trẻ bị tiêu chảy là nước dừa hoặc nước cháo loãng.

Mẹ nên cho trẻ bổ sung thêm men vi sinh giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy vì men vi sinh chứa một lượng lớn các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Các chủng vi khuẩn có lợi này trong men vi sinh giúp ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, từ đó giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng cường quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.

Song song với việc bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các món ăn có lợi giúp cho hệ tiêu hóa, mẹ cũng cần lưu ý những thức ăn không nên cho trẻ ăn khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, ví dụ như:

  • Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh, kẹo các loại nước giải khát làm cho tình trạng tiêu chảy của trẻ ngày càng tệ hơn do chúng sẽ gây thêm áp lực thẩm thấu vào trong lòng ruột.
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần) hay tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ bị tiêu chảy ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín và không uống nước lã.
  • Số lượng thức ăn, bữa ăn cho trẻ bị tiêu chảy: Với trẻ nhỏ, mẹ nên cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Để giúp cho trẻ sau khi khỏi tiêu chảy nhiễm khuẩn hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng. Trong trường hợp trẻ ăn ít hoặc khi ăn vào bị nôn, thì nên cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
  • Thay đổi và đa dạng món liên tục bởi đây là lúc sẽ trẻ nhanh chán. Hãy để cho trẻ lựa chọn những món ăn theo sở thích nhưng bạn phải đảm bảo an toàn và đủ dưỡng chất, như vậy trẻ có thể ăn nhiều hơn, thậm chí vượt quá mong muốn của mẹ.
Trẻ nên ăn gì khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài?
Trẻ tiêu chảy kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, trẻ dễ bị mất nước do đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn. Nếu bố mẹ không chú ý bù nước và điện giải cho bé đúng cách dẫn đến mất nước nặng, thì trẻ có thể bị kiệt nước, sốc mất nước. Khi đó, bé sẽ bị sốt, dần dần li bì, rối loạn tri giác, suy hô hấp, trụy mạch, co giật. Rối loạn điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan có thể dẫn đến suy thận cấp. Bệnh nhi sau đó nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể bị hôn mê và thậm chí là tử vong.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Video có thể bạn quan tâm
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI 01:57
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI
 Chị Phạm Phương Nhung từng đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc nội soi tiêu hóa 2 năm trước đây. Chính từ trải nghiệm thực tế của mình nên khi...
 3 năm trước
 813 Lượt xem
NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO 02:09
NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO
 Khách hàng nào cũng rất hài lòng khi đến Thu Cúc trải nghiệm dịch vụ nội soi dạ dày đại tràng siêu êm ái như đi nghỉ dưỡng lại giúp phát hiện...
 3 năm trước
 593 Lượt xem
Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe 01:28
Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe
Chỉ cần để lại TÊN_SĐT để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!-----------------------------
 3 năm trước
 449 Lượt xem
CÔNG NGHỆ NỘI SOI NBI 5P: TIÊU CHUẨN VÀNG TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CÔNG NGHỆ NỘI SOI NBI 5P: TIÊU CHUẨN VÀNG TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ 01:28
CÔNG NGHỆ NỘI SOI NBI 5P: TIÊU CHUẨN VÀNG TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ
Loại bỏ khối u ngay trong quá trình nội soi mà không cần phẫu thuậtCông nghệ nội soi NBI 5P đang được ứng dụng hiệu quả tại Hệ thống y tế...
 3 năm trước
 849 Lượt xem
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? 05:37
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG?
 Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có...
 3 năm trước
 618 Lượt xem
Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy? Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy? 01:18
Nội soi tiêu hóa công nghệ NBI có gì khác biệt mà êm ái đến vậy?
ÁM ẢNH KHI NỘI SOI DẠ DÀY, ĐẠI TRÀNG - PHẢI LÀM SAO? 
 3 năm trước
 530 Lượt xem
Tin liên quan
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?

Ngoài căng thẳng và thói quen ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, vi khuẩn HP cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây