1

Trẻ đau dạ dày vì bị ép ăn- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Gần đây, con trai kêu đau bụng nhưng một lúc là hết nên chị Liên nghĩ con giả vờ để trốn ăn. Chỉ đến khi thấy con nôn ra máu, chị mới hoảng hốt đưa cháu đi khám và biết bé bị đau dạ dày.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thì giống như chị Liên, rất nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi.

Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Trẻ có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó tuổi hay gặp nhất là 10-14. "Nhiều cha mẹ không hiểu vì sao con mình bị đau dạ dày. Trường hợp con chị Liên, nguyên nhân bé mắc bệnh là do stress vì bị ép ăn. Thực tế không một cha mẹ nào nghĩ mình ép con ăn lại khiến trẻ mắc bệnh", tiến sĩ Dũng cho biết.

Cũng theo ông, đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Trong số những trẻ đến khám vì lý do đau bụng âm ỉ thì có đến quá nửa là đau dạ dày.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề stress. Ở trẻ lớn là do bị ép học quá nhiều. Một số cha mẹ vì muốn con học giỏi, muốn quản lý con mà tìm cách đăng ký cho con học càng nhiều lớp càng tốt, học ở trường, học thêm, gia sư...

Với trẻ nhỏ, lý do lại là vì bị ép ăn. Cha mẹ nào cũng thương con, thấy con ăn không đủ khẩu phần, ăn ít là ép con ăn cho bằng được rồi hay kêu "Ăn chậm quá, ăn nhanh lên. Từ đầu bữa đến cuối bữa mãi không hết bát cơm".

Điều này khiến bé lúc nào ăn cũng lo lắng, không cảm thấy ngon miệng nữa. "Cảm giác thèm ăn rất quan trọng, với trẻ cũng vậy. Khi ép trẻ cố nuốt sẽ khiến bé có cảm giác muốn nôn ọe, thậm chí ợ lên, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản (dịch dạ dày chứa axit trào lên thực quản). Điều này rất nguy hiểm", tiến sĩ Dũng cho biết.

Theo tiến sĩ, dạ dày có thể chịu được axit còn thực quản không chịu được nên mới gây ợ nóng. Nếu trào lên họng sẽ gây ho. Để lâu có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm vi khuẩn H.Pylori phối hợp với một trong 2 yếu tố gây stress như trên.

Trẻ bình thường cũng có một tỷ lệ nhất định mang vi khuẩn này (30-50%), nhưng chỉ khi bị tác động của 2 yếu tố kia mới gây bệnh và khiến bệnh càng nặng hơn. Tiến sĩ Dũng cho biết, biểu hiện của bệnh chủ yếu là những cơn đau bụng, không dữ dội mà âm ỉ, giống như giả vờ một lúc là hết.

Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ trẻ không diễn tả đúng cơn đau, vị trí đau nên nhiều trường hợp người lớn dễ bỏ qua. Một số phụ huynh lại nghĩ trẻ đau bụng do ăn uống, giun sán, nên thường cho trẻ uống thuốc tẩy giun.

Ngoài ra, ở một số cháu có biểu hiện cấp tính như đột ngột nôn, đi ngoài ra máu, có trường hợp da xanh lớt, mệt không học được, gục trên lớp gia đình đưa đến bệnh viện thì biết chắc chắn là đau dạ dày.

Tuy nhiên, ở một số cháu không nôn ra máu mà chỉ đi ngoài phân đen, trường hợp này khó phát hiện. Vì người Việt Nam, dù trẻ con hay người lớn đều không có thói quen nhìn phân, vì thế khó nghĩ đến viêm loét thành tá tràng, dẫn đến chảy máu nhiều.

Tiến sĩ Dũng cho biết, điều cha mẹ cần lưu ý là biểu hiện đau dạ dày ở trẻ và người lớn là khác nhau. Chẳng hạn, người lớn thường hay ợ chua, ợ hơi nhưng trẻ con thì thường rất ít khi có các biểu hiện này. "Cùng là biểu hiện đau dạ dày, nhưng người lớn đau thượng vị còn trẻ thì đau khắp bụng.

Vì thế, nếu đối chiếu triệu chứng đau dạ dày của người lớn vào trẻ con thì nhiều khi sẽ bị bỏ sót", tiến sĩ Dũng nói.

Tiến sĩ Dũng khuyến cáo, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm nếu thấy trẻ hay kêu đau bụng. Tình trạng viêm, loét để càng lâu có thể loét sâu, ăn vào mạch máu, gây chảy máu. Lúc này cần phải truyền máu, cầm máu, trường hợp đặc biệt không cầm máu nổi phải nội soi can thiệp.

Đã có trẻ phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày. Bệnh này có thể điều trị trong thời gian ngắn, khoảng 1, 2 tháng hay lâu hơn là 3-6 tháng, dùng thuốc để giảm tiết dịch vị, chống axit dạ dày, dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ phải loại bỏ được những yếu tố gây căng thẳng ở trẻ, để bệnh không tái đi tái lại nghiêm trọng hơn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  889 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1107 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  860 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh?

Bác sĩ ơi, tôi có nên hoãn chuyến bay nếu con tôi đang bị cảm lạnh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  666 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12096 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 632 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 648 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 653 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em
Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em

Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây