1

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em- Nguyên Nhân Và Điều Trị- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Trào ngược dạ dày thực quản

  • Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển thể chất của trẻ) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản và một số biến chứng đường hô hấp.
  • Bệnh khá phổ biến, nhất là những tháng đầu đời của trẻ. Bình thường dạ dày co bóp, cơ thực quản dưới (phần nối với dạ dày) co lại giúp đóng kín dạ dày không cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trường hợp đoạn dưới thực quản dãn rộng hơn bình thực quản.

Nguyên nhân gây trào ngược: 

Có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em như:

  • Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, dạ dày nhỏ, nằm ngang và cao hơn so với người lớn nên dễ gây ọc sữa, trào ngược.
  • Các cơ thắt ở đầu dạ dày chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng lại khi dạ dày co bóp, ở trẻ nhỏ hoạt động này thường chưa ổn định nên thức ăn dễ trào ngược lên thực quản.
  • Thức ăn trẻ nhỏ lỏng nên dễ lọt ra ngoài khi xuất hiện khe hở.
  • Trẻ nhỏ nằm nhiều nên thức ăn ứ lại dạ dày lâu dễ gây trào ngược.
  • Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến chức năng co bóp của dạ dày và đường tiêu hóa như: viêm ruột, nhiễm trùng, dị ứng đạm sữa bò,…

Các triệu chứng thường gặp

  • Ói, ọc sữa nhiều, có khi ọc sữa qua mũi, miệng.
  • Quấy khóc vô cớ, biếng ăn, quấy đêm nhiều.
  • Chưa tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu mãn.
  • Nếu trẻ lớn, trẻ cảm giác đau xương ức, ợ nóng khó chịu.
  • Thường xuyên có triệu chứng của đường hô hấp trên như khò khè, ho, viêm phổi nhiều lần, có khi khó thở tím tái, ngừng thở nếu không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Chăm sóc điều trị

  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, giúp dạ dày thích nghi dần dần.
  • Tư thế cho bú rất quan trọng giúp trẻ giảm trào ngược, để đầu trẻ cao 30 độ so với mặt phẳng, tư thế này thực quản sẽ cao hơn dạ dày nên sữa, thức ăn sẽ giảm trào ngược đáng kể. Ngay khi trẻ nằm ngủ cũng nên kê đầu cao 30 độ so với mặt giường.
  • Sau khi bú xong vác bé thẳng đứng lên vai để sữa xuống nhanh vào dạ dày, đồng thời vỗ nhẹ lưng bé từ trên xuống, khi bé ợ được, từ từ đặt bé nằm xuống nhưng vẫn giữ tư thế đầu cao 30 độ so với mặt phẳng giường.
  • Tránh các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng như: ho, bón, mặc quần áo hay quấn tả lót quá chặt, tránh khói bếp, khói thuốc lá. Khi thực hiện tất cả các biện pháp nêu trên nhưng trào ngược dạ dày thực quản không cải thiện thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp tư vấn và điều trị. 

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Quấn ngủ cho bé rồi bật điều hòa 25 độ có tốt cho trẻ 3 tháng tuổi không?

Bé nhà em lúc sinh nặng 3,4kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,8kg, cao 60cm. Hàng ngày em tưa lưỡi cho bé rất sạch sẽ nhưng gần đây bé cứ phun nước bọt quanh miệng, như vậy là sao ạ? Em cho bé bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa công thức. Cứ cách 4 tiếng em cho bé bú 1 lần, mỗi lần được 140ml. Tuy nhiên khi bú xong bé rất hay ợ hơi và nấc cục. Bé 3 ngày mới đi ngoài 1 lần ạ. Em đang EASY, áp dụng bật điều hòa 25 độ rồi quấn Ngủ cho bé có ổn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  677 lượt xem

Trẻ 2 tháng tuổi hay ói và ói nhiều có phải bị trào ngược dạ dày không?

Em sinh bé mới được 2 tháng tuổi. Khi em sờ lên thóp trước của bé thì thấy lõm xuống, thỉnh thoảng thì cũng thấy bằng phẳng. Có phải sức khỏe không tốt nên thóp bé mới bị lõm như vậy không ạ? Ngoài ra, mấy ngày gần đây bé rất hay ói. Có khi bú xong cả tiếng vẫn ói. Có lúc đang ngủ thì tỉnh dậy khóc thét lên. Bế nghiêng không được, em phải bế thẳng lên vai thì bé bắt đầu ói sữa ra. Bé ói ra dịch nước, có khi lẫn cả lợn cợn cục sữa. Bé như vậy có phải là bị trào ngược dạ dày không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  536 lượt xem

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1063 lượt xem

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3094 lượt xem

Thực phẩm nào thường gây dị ứng nhiều nhất ở trẻ em?

Bé nhà tôi thỉnh thoảng lại bị dị ứng. Bác sĩ cho tôi hỏi, những loại thực phẩm nào trẻ em dễ bị dị ứng nhất ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  600 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1092 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 655 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 598 Lượt xem
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 814 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 741 Lượt xem
Tin liên quan
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bạn có thể thực sự bảo vệ con mình khỏi dị ứng?
Bạn có thể thực sự bảo vệ con mình khỏi dị ứng?

Theo báo cáo của Tổ chức Dị ứng Thế giới, số lượng đã tăng lên từ 20 đến 40% trẻ em tại Mỹ mắc ít nhất một chứng bệnh dị ứng. Vào thời điểm mà rất nhiều trẻ em đang phải hứng chịu căn bệnh này, các bậc cha mẹ và các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm câu trả lời. Dị ứng và hen suyễn bắt đầu từ đâu? Có cách nào thực sự để ngăn chặn chúng xảy ra hay không?

Dị ứng thực phẩm ở trẻ
Dị ứng thực phẩm ở trẻ

Con của tôi có thể bị dị ứng thực phẩm không? Điều gì sẽ xảy ra nếu con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Cha mẹ hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây