1

Tổ đỉa - bệnh viện 103

1. Đại cương 

Do Tylbury Fox mô tả đầu tiên 1873 ,bệnh khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, tổn thương là mụn nước sâu chìm khảm vào da, rải rác hay thành đám cụm, hay tái phát dai dẳng, ảnh hưởng tới khả năng lao động.

2. Căn nguyên:

Nay cho là một thể của Eczema thể địa khu trú ở lòng bàn tay chân.

Cần phân biệt bệnh tổ đỉa thực sự với một phản ứng dạng tổ đỉa thường do  nhiễm nấm và do vi khuẩn

Một số yếu tố có vai trò trong căn nguyên của bệnh tổ đỉa:

  • Vai trò của liên cầu, Proteus,
  • Dị ứng với hoá chất, thuốc.
  • Phản ứng tổ đỉa liên quan tới nấm kẽ chân.
  • Hay gặp ở người tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay chân

3. Lâm sàng

3,1. Vị trí 

Khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay,mặt dưới ngón tay,ria ngón tay,ô  mô cái, mô út, lòng bàn tay, đầu ngón, ria ngón, mặt dưới ngón, vòm lòng bàn chân, ria lòng bàn chân, hạn hữu mới lan lên mặt lưng (mặt mu) bàn tay chân, không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.

3,2. Tổn thương cơ bản: 

Mụn nước sâu, như chìm khảm vào mặt da, cứng chắc 1-2 mm đuờng kính, không gờ lên mặt da, rải rác hoặc tập trung thành từng đám, cụm, không tự vỡ, tự tiêu để lại điểm dầy sừng màu vàng, sau róc da để lại nền đỏ bóng màu hồng viền vằn vèo.

Do chọc gãi có thể có mụn mủ, có quầng viêm đỏ ,nhiễm khuẩn thứ phát bàn tay sưng tấy, sốt, hạch sưng, bạch cầu tăng.

3.3. Tiến triển: 

Từng đợt theo mùa thường nặng về xuân hạ, mùa đông đỡ, dai dẳng, hay tái phát.

4. Thể lâm sàng:

  • Tổ đỉa thể giản đơn: mô tả  ở trên
  • Tổ đỉa nhiễm khuẩn: có thêm mụn mủ
  • Tổ đỉa thể bọng nước: có bọng nước to bằng hạt đỗ hạt ngô thường có vai trò của dị ứng  hoá chất.
  • Tổ đỉa thể khô: không có mụn nước, da đỏ,khô, có viền róc vẩy, cảm giác rát, thường nặng về mùa xuân.

5. Chẩn đoán:

  • Vị trí: khu trú lòng bàn tay chân
  • Mụn nước sâu như chìm khảm vào da, raỉ rác hay thành đám cụm.

Chẩn đoán phân biệt với:

  • Eczema vị trí bất kì, nếu ở bàn tay thường ở mặt mu bàn tay,mụn nước nông ,kín khắp bề mặt thương tổn,tự vỡ lâu ngày nhiễm cộm,liken hoá.
  • Nấm kẽ, nấm da do Trychophyton rubrum lòng bàn tay chân dạng tổ đỉa có mụn nước, có bờ viền nhưng cũng có khi bờ viền đứt quãng  có chỗ rõ, có chỗ không rõ, xét nghiệm nấm (+)

6. Điều trị:

6.1. Tại chỗ:

  • Dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm
  • Mụn nước đơn thuần bôi đắp gạc dung dịch sát khuẩn  như  dung dịch bạc nitrat 0,5%, nếu có bội nhiễm có mụn mủ dùng thuốc màu như dung dịch tím methyl 1%, d d  Milian ..
  • Khi giảm mụn nước bôi kem, mỡ corticoid như mỡ Flucinar, kem tempovate, kem dermovate, mỡ corticoid + kháng sinh.
  • Nếu  là loại tổ đỉa căn nguyên do nấm thì dùng thuốc bôi và uống chống nấm

6.2. Toàn thân:

  • Chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp.Nếu cần cho một đợt corticoid uống từ 5-10 ngày.
  • Kháng sinh nếu có bội nhiễm
  • Nếu do nấm dùng Griseofulvin 0,25  4viên ngàyx 30 ngày.
  • Đông y : Xông khói thương truật ngày 5-10 phút, 1 đợt 10 -15 ngày.

7. Phòng bệnh: 

  • Không chọc gãi chà xát gây bội nhiễm
  • Hạn chế rửa xà phòng
  • Tránh tiếp xúc hoá chất.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 853 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây