1

Tìm hiểu về loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh

Loạn khuẩn đường ruột là những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc kháng sinh, triệu chứng này hầu hết không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh

Ở cơ thể một người khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng hơn 100.000 tỷ vi sinh vật gồm khoảng 500 loài khác nhau tồn tại bao gồm cả các lợi khuẩn (85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%). Thực tế, dù có sự góp mặt của các vi khuẩn có hại song cơ thể vẫn đạt được trạng thái khỏe mạnh chính là nhờ sự cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn.

Loạn khuẩn đường ruột là hiện tượng rối loạn vi khuẩn do mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do sử dụng kháng sinh, việc dùng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn gây bệnh lẫn vi khuẩn có lợi, do đó phá vỡ thế cân bằng vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới tình trạng tiêu chảy hoặc viêm ruột.

Tìm hiểu về loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh
Loạn khuẩn đường ruột là do mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột

Khi bị loạn khuẩn đường ruột, triệu chứng thường gặp của người bệnh là tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy hoặc ít máu, đôi khi có cảm giác trướng bụng, sốt nhẹ. Tình trạng tiêu chảy nặng hay nhẹ, ngắn ngày hay dài còn tùy thuộc vào loại kháng sinh, thời gian dùng và khả năng nhạy cảm của cơ thể với loại kháng sinh đó. Tình trạng loạn khuẩn do kháng sinh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc phải, đáng ngại hơn cả là nếu chứng loạn khuẩn ở trẻ không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Khắc phục loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh

Để hạn chế tình trạng loạn khuẩn do dùng kháng sinh, khi đi khám, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về loại kháng sinh đang dùng để được tư vấn về cách sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu về loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh
Dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh loạn khuẩn

Nếu bị tiêu chảy do kháng sinh thì cũng cần uống hết liều điều trị, không bỏ thuốc giữa chừng vì sẽ gây tình trạng kháng kháng sinh và khiến cho những lần điều trị sau sẽ khó khăn hơn.

Sau mỗi đợt kháng sinh nên cho bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn sữa chua và uống men vi sinh để cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Tùy trường hợp tiêu chảy nặng hay nhẹ, có thể dùng thuốc chống tiêu chảy để giảm số lần đi ngoài, tránh tình trạng mất nước và chất điện giải. Khi đường ruột đang loạn khuẩn thì không nên dùng thêm loại thuốc dùng cho đường ruột nào nữa, tình trạng loạn khuẩn sẽ càng nặng hơn. Thông thường sau khi bổ sung men vi sinh, hệ vi khuẩn đường ruột sẽ cân bằng lại, tình trạng tiêu chảy sẽ hết.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Video có thể bạn quan tâm
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN 07:16
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN
Nhờ nội soi đại tràng NBI bệnh nhân được phát hiện có polyp kích thước lớn khoảng 3cm, chiếm nửa chu vi lòng đại tràng. Kết quả sinh thiết cho thấy...
 3 năm trước
 907 Lượt xem
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? 05:37
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG?
 Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có...
 3 năm trước
 633 Lượt xem
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 2 năm trước
 653 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?

Ngoài căng thẳng và thói quen ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, vi khuẩn HP cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây