Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu
1. Rối loạn lipid máu là gì?
Lipid là một chất được tìm thấy trong màng tế bào, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (cung cấp tới 25 – 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể). Các loại lipid máu gồm Chylomicron vi dưỡng chấp chứa triglyceride, VLDL (very low density lipoprotein), LDL (low density lipoprotein) và HDL (high density lipoprotein).
Rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng LDL-c, tăng cholesterol hoặc tăng triglyceride, giảm HDL-c). Rối loạn lipid máu là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch – nội tiết – chuyển hóa. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát như lối sống không khoa học,....
2. Chẩn đoán rối loạn lipid máu
2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Rối loạn lipid máu là bệnh lý thường không có triệu chứng đặc trưng trong thời gian đầu xuất hiện. Phần lớn triệu chứng lâm sàng của bệnh lý này chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây ra các biến chứng như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối, viêm tụy cấp,...
Dấu hiệu đặc trưng ở ngoại biên
- Cung giác mạc: có màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, xuất hiện quanh mống mắt, chỉ điểm tăng cholesterol máu,...;
- Ban vàng: xuất hiện ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc lan tỏa;
- U vàng gân: xuất hiện ở gân duỗi các ngón, gân Achille và vị trí các khớp đốt ngón tay;
- U vàng dưới màng xương: xuất hiện ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu và hiếm gặp hơn u vàng gân;
- U vàng da hoặc củ: xuất hiện chủ yếu ở khuỷu tay và đầu gối;
- Dạng ban vàng lòng bàn tay: xuất hiện ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
Dấu hiệu đặc trưng ở nội tạng
- Nhiễm lipid võng mạc: soi đáy mắt phát hiện nhiễm lipid võng mạc trong trường hợp triglyceride máu cao;
- Gan nhiễm mỡ: nhiễm từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường đi kèm tăng triglyceride máu;
- Viêm tụy cấp: thường gặp khi triglycerid trên 10g/L, dạng viêm cấp, bán cấp phù nề, amylase máu không tăng hoặc tăng vừa phải;
- Xơ vữa động mạch: là biến chứng lâu dài của tình trạng tăng lipoprotein, thường phối hợp với tăng lipoprotein không biết trước đó, có thể kết hợp với một số yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, bị bệnh đái tháo đường.
2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Định lượng bilan lipid: vì các thông số lipid tăng lên sau ăn nên để chẩn đoán chính xác rối loạn lipid máu, bệnh nhân cần phải lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn. Các thông số thường được khảo sát gồm Cholesterol (TC) máu, Triglycerid (TG), LDL-Cholesterol (LDL-c), HDL-Cholesterol (HDL-c);
- Chẩn đoán rối loạn lipid máu được thực hiện khi có một số biểu hiện của bệnh trên lâm sàng như thể trạng béo phì, ban vàng, bệnh mạch vành, biến chứng ở một số cơ quan như tai biến mạch máu não,... Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như: cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL); triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL); LDL-cholesterol > 2,58 mmol/L (100mg/dL) và/hoặc HDL-cholesterol < 1,03nmmol/L (40 mmol/L).
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu đã trải qua nhiều thay đổi với xu hướng hạ thấp dần ngưỡng giá trị bình thường của các thành phần lipid gây xơ vữa động mạch (gồm cholesterol, LDL-c và TG) và tăng giá trị bình thường của các thành phần chống xơ vữa động mạch (HDL-c).
3. Những ai nên tầm soát rối loạn lipid máu?
- Tất cả những người trưởng thành từ 20 – 40 tuổi nên được xét nghiệm bilan lipid lúc đói mỗi 5 năm một lần;
- Người trên 40 tuổi nên xét nghiệm bilan lipid máu định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện và điều trị kịp thời nếu bị rối loạn lipid máu;
- Những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,... nên xét nghiệm sớm hơn và nhiều lần hơn tùy từng trường hợp cụ thể theo khuyến cáo của bác sĩ.
Chẩn đoán rối loạn lipid máu giúp phát hiện và điều trị sớm các biến chứng của bệnh. Vì vậy, nếu có những yếu tố nguy cơ bị rối loạn lipid máu, bệnh nhân nên thực hiện kiểm tra, chẩn đoán bệnh sớm để có lựa chọn điều trị hiệu quả.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
Bác sĩ cho em hỏi ạ, con em gần 4m mà tay với chân bị nổi mụn như này mấy hôm mà em bôi thuốc rồi nhưng không đỡ ạ. Đây là bệnh gì và em có cần cho bé đi khám không?
- 0 trả lời
- 5695 lượt xem
Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?
Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 3084 lượt xem
Trẻ 3 tháng tuổi chân kêu như kiểu thiếu canxi phải làm gì?
Bé nhà em được 3 tháng rồi. Em thấy chân bé cứ kêu kêu giống như thiếu canxi ấy ạ. Em cho bé uống bổ sung vitamin rồi, giờ em muốn cho bé uống zecal có được không ạ?
- 1 trả lời
- 593 lượt xem
Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?
Em sinh bé thiếu tháng, lúc em mới 36 tuần, bé nặng 2,2kg. Giờ bé được 5 tháng rồi và nặng 6,5kg. Cân nặng của bé có chuẩn bình thường không ạ? Em cho bé bú mẹ hoàn toàn, nhưng 3 tháng gần đây sữa mẹ ít đi nên em bổ sung thêm cho bé ăn sữa ngoài. Sau 2,5h em cho bé bú khoảng 120ml. Bé nhà em rất hay đổ mồ hôi, đặc biệt là sau gáy và tay chân. Bé bị như vậy có phải là do thiếu vitamin D không ạ? Em có cho bé uống vitamin D Pedia Kid mỗi sáng 1 giọt. Em có mua thêm well baby drops nhưng trong hướng dẫn là dành cho bé từ 6 tháng tuổi nên không dám cho uống. Cho em hỏi em bổ sung cho bé như vậy có ổn không ạ?
- 1 trả lời
- 923 lượt xem
Bé 5 tháng tuổi hay đổ mồ hôi sau gáy và tay chân có phải do thiếu vitamin D không?
Bé nhà em được 3 tháng rồi thì có uống được vacxin rota tiêu chảy nữa không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 760 lượt xem
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.
Nếu bạn nghi ngờ con bị sốt, điều quan trọng nhất là phải biết chính xác mức nhiệt độ của bé, vì thế bạn cần có một nhiệt kế kỹ thuật số chất lượng.
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.