1

Tiêm Phòng Cho Trẻ – Lợi Ích Bất Ngờ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các bệnh được tiêm ngừa vacxin ?

  • Hiện nay có các bệnh được ngừa cho trẻ ở nước ta theo lịch chủng ngừa bắt buộc và miễn phí, đó là: lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi. Các loại vacxin chủng ngừa đều có lịch tiêm và thời gian tiêm nhất định để đảm bảo tính hiệu lực.
  • Trong số các vacxin trên, 2 vacxin được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ sơ sinh là tiêm vacxin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao - tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu sau sinh.
  • Ngoài ra hiện nay có rất nhiều bệnh đã có vacxin phòng bệnh nhưng chưa có trong chương trình tiêm chủng quốc gia như: thủy đậu, viêm não, viêm phổi, tiêu chảy do Rotavirut, cúm…. Khách hàng có thể đến các cơ sở y tế có tiêm vacxin để được tiêm phòng nhiều bệnh hơn.

Mục đích của việc tiêm ngừa vacxin và tiêm ngừa vacxin mang lại những lợi ích gì ?

  • Mục đích của việc tiêm phòng vacxin là để bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp trẻ chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau. 
  • Vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người dân.
  • Vacxin phòng được bệnh cho những người có thể mắc bệnh và bảo vệ cho những người tiếp xúc với người chưa được tiêm vắc xin. 
  • Tiêm phòng vacxin là phương án hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib, sởi, quai bị, lao, viêm não Nhật Bản, rubella, tả và thương hàn.
  • Tiêm phòng vacxin giúp trẻ giảm thiểu những rủi ro về tử vong, biến chứng, di chứng so với nhóm không tiêm phòng. Vacxin không chỉ bảo vệ cho một cá nhân cụ thể mà cho cả cộng đồng. Đó là lý do tại sao vacxin lại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Giảm chi phí khám chữa bệnh tật trong suốt thời gian dài trong đời vì đã được chủng ngừa.

Tại sao chúng ta phải tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch ?

Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, trẻ em phát triển khỏe mạnh thể chất và trí não, mà còn còn giúp số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên đặc biệt giảm thời gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ. 

Đối tượng không được tiêm vacxin ?

  • Với trẻ sơ sinh, chống chỉ định tiêm chủng hoặc tạm hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:
  • Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
  • Nghe tim bất thường
  • Tri giác bất thường (ly bì hoặc kích thích, bú kém,…)
  • Cân nặng dưới 2000g và có các chống chỉ định khác.

Với trẻ em, chống chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.
  • Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.
  • Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.
  • Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C; nghe tim bất thường.
  • Nhịp thở nghe phổi bất thường.
  • Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  864 lượt xem

Làm gì để phòng tránh cho bé không bị cảm lạnh?

Trong những lúc thời tiết giao mùa, tôi cần làm gì để phòng tránh cho bé không bị cảm lạnh?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  585 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Bé 3 tháng rưỡi mưng mủ mũi tiêm lao và bị sốt 38.3 độ thì có nên cho uống hạ sốt không?

Hiện bé nhà em đang được 3,5 tháng. Khoảng 5 ngày gần đây chỗ bé tiêm chích ngừa mũi bị mưng mủ lên. Bé có sốt từ 38 độ, có lúc 38,3 độ C, như thế thì em có cần cho bé uống thuốc hạ sốt không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1888 lượt xem

Bé được 3 tháng mới tiêm 6 trong 1 có được không?

Em muốn đợi cho bé nhà em được 3 tháng mới bắt đầu tiêm mũi chích ngừa 6 trong 1 được không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  944 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 764 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 651 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 610 Lượt xem
Tin liên quan
Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?
Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?

Đến khám bác sĩ có thể khiến em bé sợ hãi, đặc biệt là khi phải tiêm. Hãy áp dụng những lời khuyên của các bậc cha mẹ dưới đây để dỗ dành bé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ
Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ

Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây