1

Thoát vị cột sống cổ - bệnh viện 103

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống, được đánh số từ C1 – C7. Khoảng giữa các đốt sống là đĩa đệm. Các đĩa đệm đều có thể bị thoát vị, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 là thường gặp nhất.

Các yếu tố thuận lợi:

  • Thoái hóa đĩa đệm
  • Chấn thương tác động trực tiếp lên cột sống
  • Tư thế xấu, ngồi nhiều, đứng nhiều
  • Di truyền
  • Hút thuốc lá, béo phì, ít rèn luyện thể chất, ăn uống thiếu dinh dưỡng…
  • Rối loạn mô liên kết hoặc cột sống dị tật.

Bệnh có xu hướng phổ biến ở nam giới, đồng thời người bị thoái hóa cột sống cổ thường ở độ tuổi 35 – 55 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh:

Cổ đau và căng cứng:

Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức và căng cứng cơ cổ sau. Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh, cường độ đau có thể nhẹ, vừa phải hoặc thậm chí là dữ dội.

Cơn đau do tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra thường xuất hiện đột ngột ở vùng cổ sau rồi lan ra những vị trí khác như:

  • Bả vai
  • Cánh tay
  • Đầu, đặc biệt là phía sau gáy
  • Cảm giác tê bì ở tứ chi
  • Nếu đĩa đệm thoát vị ra khỏi vị trí vốn có và chèn vào dây thần kinh: Tê bì, dị cảm ở khu vực cánh tay, bàn tay và thậm chí là ngón tay.
  • Tủy sống bị chèn bởi đĩa đệm thoát vị, cảm giác tê bì sẽ  lan đến tứ chi.
  • Hạn chế phạm vi vận động, vận động tinh tế của cơ thể và yếu sức cơ

Hai triệu chứng trên chủ yếu xảy ra ở trường hợp tủy sống bị chèn ép dẫn đến tổn thương. Lúc này, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc:

  • Đưa tay vòng ra sau lưng hoặc giơ lên cao
  • Cúi đầu
  • Xoay cổ
  • Đi lại mất thăng bằng

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

Ngoài những triệu chứng cơ năng (là triệu chứng tự bản thân cảm nhận được), bác sĩ sẽ khám và đánh giá các triệu chứng thực thể.

Triệu chứng thực thể:

  • Rối loạn cơ lực
  • Cảm giác chi phối bởi rễ thần kinh bị chèn ép: Bệnh nhân mất vận động tinh tế 2 tay, tăng phản xạ gân xương.
  • Ở giai đoạn muộn khi có chèn ép nặng tủy sống,có hội chứng tủy: yếu, rối loạn cảm giác tứ chi, mất thăng bằng khi đi lại, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, thậm chí liệt hoàn toàn.

Chẩn đoán hình ảnh:

Thường được yêu cầu để chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm. Phim chụp X quang có ý nghĩa đánh giá đường cong sinh lý của cột sống cổ, tình trạng mất vững cột sống.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng hiện đại ngày nay bao gồm:

  • Cộng hưởng từ cột sống: kỹ thuật này giúp đánh giá tủy sống, thần kinh, các mô mềm xung quanh. Đây là kỹ thuật không xâm lấn và là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất để chẩn đoán xác định các thể và mức độ thoát vị đĩa đệm.
  • Điện chẩn thần kinh cơ: phương pháp này sử dụng các xung điện để đo lường mức độ tổn thương thần kinh mà các nguyên nhân chèn ép gây ra đối với các rễ thần kinh, ngoài ra nó cũng giúp để loại trừ một số bệnh lý thần kinh nội khoa khác.

Điều trị:

Điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

Bất động cột sống cổ:

Trong giai đoạn cấp đang đau nhiều, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường, đeo nẹp cổ khi ngồi và khi đi lại trong một đến ba ngày đầu, có tác dụng giảm phù nề, giảm đau cột sống.

Liệu pháp dùng thuốc:

Là biện pháp chủ yếu điều trị triệu chứng. Có thể dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, các vitamin nhóm B, các thuốc giãn cơ vân, an thần.

Điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

Chỉ định:

  • Điều trị bảo tồn thất bại.
  • hoát vị trung tâm hoặc cạnh trung tâm gây chèn ép tủy cổ, dẫn đến yếu cơ tứ chi, rối loạn cơ tròn. Các triệu chứng thần kinh tiến triển càng nhanh càng cần phẫu thuật sớm.
  • Thoát vị lỗ liên hợp gây chèn ép rễ dẫn yếu cơ chi trên, gây đau liên tục dai dẳng, điều trị nội khoa ít nhất sáu tuần không đáp ứng.

Các phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng nội soi: Phương pháp ít xâm lấn, ít tàn phá cơ, phần mềm, hiệu quả nhanh. Áp dụng với thể thoát vị lệch phía sau bên hoặc thoát vị lỗ liên hợp.

Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo lối trước: Bảo tồn được biên độ vận động của đĩa đệm, tuy nhiên chỉ áp dụng được khi không có mất vững cột sống.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng lấy bỏ đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt, cố định cột sống lối trước:

  • Ưu điểm lấy bỏ rộng rãi thoát vị đĩa đệm và đĩa đệm thoái hóa, cố định vững chắc cột sống cổ. Thực hiện được khi không áp dụng được phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo.
  • Nhược điểm: Mất biên độ vận động đĩa, gây thoái hóa các tầng liền kề nhanh hơn.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 828 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 601 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 833 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 695 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 801 Lượt xem
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN 02:41
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN
Đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ, với khoảng 14-22 triệu người mắc, VIÊM KHỚP DO CÁC BỆNH TỰ MIỄN là nhóm bệnh phổ biến gây ra...
 3 năm trước
 646 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây