1

Sự thay đổi chỉ số IPSS sau cắt nội soi lưỡng cực - bệnh viện 103

1.Tóm tắt

1.1 Mục tiêu

Cắt nội soi lưỡng cực (Bipolar – TURP) là một phương pháp chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Chúng tôi tiến hành đánh giá sự thay đổi chỉ số IPSS sau cắt nội soi lưỡng cực ( Bipolar- TURP) điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) tại Bệnh viện 103.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

  • Gồm các bệnh nhân bị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được phẫu thuật cắt nội soi lưỡng cực từ 11/2012 đến 6/2013 tại Bệnh viện 103.
  • Các bệnh nhân được kiểm tra trọng lượng u, và đánh giá IPSS trước và sau mổ 1 tháng, 3 tháng theo dõi.

1.2.Kết quả

Có 64 bệnh nhân bị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được phẫu thuật. Tuổi từ 55- 90 ( tuổi trung bình: 70,51).  Lứa tuổi gặp nhiều nhất là 60 – 69 ( chiếm 43, 75%);  tuổi từ  60 – 79 chiếm tỷ lệ 75,0%.

Thể tích tuyến tiền liệt trước mổ trung bình: 54, 30 ± 16, 44 cm3. Thể tích tuyến tiền liệt tối đa: 100cm3 và tối thiểu: 30cm3. Sự cải thiện IPSS thể hiện rõ tại thời điểm 1 tháng sau mổ. 

Có 1/48 bệnh nhân có điểm IPSS trước mổ > 21 (chiếm 2,08%).  IPSS trung bình trước mổ 28,47 (Sd= 4,23), sau mổ 1 tháng là 5,10 (Sd= 4,65). IPSS sau mổ được cải thiện rất rõ rệt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.

1.3.Kết luận

Sự cải thiện chỉ số IPSS diễn ra rất sớm, hiệu quả cao và đạt tối đa 3 tháng sau mổ. Trong đó sự cải thiện IPSS sau mổ 1 tháng là 82,09% và 3 tháng sau mổ là 88,83%.

2. Đặt vấn đề

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là bệnh có nhiều tên gọi như: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, U phì đại lành tính tuyến tiền liệt, U xơ tuyến tiền liệt… Bệnh hay gặp ở nam giới cao tuổi gây nên triệu chứng ở đường tiểu dưới, ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.

Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi 50 là 50%, tuổi 60 là 60%, 70 là 70%, và trên 80 tuổi là 100% . Có nhiều phương pháp điều trị bệnh:

  • Điều trị nội khoa
  • Điều trị bằng phương pháp ít sang chấn
  • Điều trị ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa bao gồm: phẫu thuật mở và các phương pháp nội soi. Trong các phương pháp nội soi, tại Việt Nam, phương pháp cắt nội soi lưỡng cực ( Bipolar – TURP)  chưa được áp dụng rộng rãi, chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị của phương pháp. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự thay đổi chỉ số IPSS sau cắt nội soi lưỡng cực điều trị TSLTTTL tại Bệnh viện 103.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:

  • Gồm các bệnh nhân bị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được phẫu thuật cắt nội soi lưỡng cực từ 11/2012 đến 6/2013 tại Bệnh viện 103.
  • Các bệnh nhân không có bí đái phải đặt thông tiểu hay Catheter bàng quang trên xương mu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Bệnh nhân đang đặt thông hay catheter bàng quang trên xương mu.
  • Kết quả giải phẫu bệnh lý sau mổ ác tính.
  • U tuyến tiền liệt kết hợp sỏi bàng quang.
  • Bệnh nhân có bệnh TSLTTTL tái phát sau cắt nội soi hoặc tiền sử mổ các bệnh lý ở bàng quang, tiền sử mổ tạo hình niệu đạo.
  • Bệnh nhân không đồng ý tham gia.

Nghiên cứu tiến cứu. Các bệnh nhân được kiểm tra trọng lượng u và đánh giá IPSS trước và sau mổ 1 tháng, 3 tháng theo dõi.

4. Kết quả

Có 64 bệnh nhân bị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt được phẫu thuật.

Tuổi thấp nhất: 55. Tuổi cao nhất: 90. Tuổi  trung bình: 70,51 ± 8,25.

Lứa tuổi gặp nhiều nhất là 60 – 69 (43,75%); tuổi từ  60 – 79 chiếm tỷ lệ 75,0 %.

Thể tích TTL trước mổ trung bình: 54, 30 ± 16, 44 cm3.

Thể tích tối đa:  100cm3 và tối thiểu: 30cm3

IPSS trung bình trước mổ 28,47 (Sd=4,23), sau mổ 1 tháng là 5,10 (Sd= 4,65). Sự thể hiện IPSS trước và sau mổ được cải thiện rất rõ rệt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.

Sự cải thiện IPSS thể hiện rõ ràng tại thời điểm 1 tháng sau mổ.  Có 1/48 bệnh nhân có điểm IPSS > 21 (chiếm 2,08%).

Có mối liên quan rất chặt chẽ giữa chỉ số IPSS trước mổ với chỉ số IPSS sau mổ với hệ số tương quan r =- 0,25 , P < 0,05.

5. Bàn luận

Trong thực hành lâm sàng, lứa tuổi cần được quan tâm đối với chỉ định cắt nội soi lưỡng cực, là các bệnh nhân trên 80 tuổi và các bệnh nhân dưới 60 tuổi. Tuổi cao không phải là chống chỉ định trong cắt nội soi lưỡng cực bệnh TSLTTTL.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân tuổi >= 80 tuổi được cắt nội soi lưỡng cực bệnh TSLTTTL 15,62% ( 10 bệnh nhân). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự cải thiện chỉ số IPSS của nhóm bệnh nhân > 80 tuổi và các bệnh nhân của nhóm còn lại (P> 0,05).

Cắt nội soi lưỡng cực là một phẫu thuật thường được chỉ định cho các bệnh nhân bệnh TSLTTTL có khối lượng <50 g. Chúng tôi chủ trương tôn trọng giới hạn 50- 60 g trong việc lựa chọn bệnh nhân để cắt nội soi lưỡng cực. Tuy vậy trong nghiên cứu vẫn có 21 bệnh nhân (35%) có khối lượng TTL> 60 g.

Bảng 5 chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cải thiện chỉ số IPSS trong nhóm bệnh nhân có khối lượng TTL <=50g và trong nhóm bệnh nhân có khối lượng TTL > 50g , với P > 0,056.

Bảng 3 cho thấy sự cải thiện chỉ số IPSS sau mổ là rất rõ và rất sớm. Chỉ số IPSS trung bình trước mổ là 28,47 điểm ( Sd = 4,23). IPSS trung bình sau mổ 1 tháng là 5,10 điểm ( Sd= 4, 65) và sau mổ 3 tháng là 3,18 ( Sd= 1,46). Sự khác biệt này với P < 0,001.

Bảng 4 cho thấy không có bệnh nhân nào trước mổ có chỉ số IPSS <10. Điều này chứng tỏ mức độ phiền nhiễu gây ra cho người bệnh là rất đáng kể. Sau mổ 1 tháng có 1 bệnh nhân có chỉ số IPSS > 20 điểm ( 2,08%) và vẫn còn 2 bệnh nhân ( 4,17%) có chỉ số IPSS từ 10- 20 điểm.

6. Kết luận

Qua nghiên cứu đánh giá sự thay đổi chỉ số IPSS sau cắt nội soi lưỡng cực ( Bipolar- TURP) điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) tại Bệnh viện 103, trong thời gian từ 11/2012 đến 7/2013, chúng tôi rút ra kết luận như sau: Sự cải thiện chỉ số IPSS diễn ra rất sớm, hiệu quả cao và đạt tối đa sau 3 tháng sau mổ. Trong đó sự cải thiện IPSS ngay sau mổ là 82,09% và tại thời điểm 3 tháng sau mổ là 88,83%.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 641 Lượt xem
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 733 Lượt xem
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
Tin liên quan
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận

Thận là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, gồm có hai bên đối xứng nhau và có hình hạt đậu. Thật có nhiệm vụ giúp cơ thể loại bỏ chất thải và lọc máu trước khi đưa máu trở lại tim.

Các bệnh lý gây tiểu buốt
Các bệnh lý gây tiểu buốt

Tiểu buốt là một thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng đau, buốt, nóng rát hoặc khó chịu khi đi tiểu. Cơn đau có thể xuất phát từ bàng quang, niệu đạo hoặc đáy chậu.Ở nam giới, khu vực giữa bìu và hậu môn được gọi là đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và cửa âm đạo. Tiểu buốt là một vấn đề rất phổ biến và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Giai đoạn 3 là khi ung thư tuyến tiền liệt đã trở nên nghiêm trọng nhưng vẫn có thể điều trị được. Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng được phân giai đoạn dựa trên mức độ tiến triển của bệnh.

7 lầm tưởng về bệnh ung thư tuyến tiền liệt
7 lầm tưởng về bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Dưới đây là 7 lầm tưởng phổ biến về bệnh ung thư tuyến tiền liệt và sự thật.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây