Sự khác biệt giữa bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh võng mạc tăng huyết áp
1. Bệnh võng mạc tăng huyết áp
1.1. Định nghĩa
Võng mạc chứa nhiều mạch máu. Sự bất thường trong các mạch này là nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Bệnh võng mạc có thể phát triển chậm hoặc đột ngột, cũng có thể tự khỏi hoặc dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Có một số loại bệnh võng mạc, bao gồm:
- Bệnh võng mạc do sinh non
- Bệnh võng mạc tiểu đường
- Bệnh võng mạc tăng huyết áp
- Bệnh võng mạc huyết thanh trung tâm
Trong đó, bệnh võng mạc tăng huyết áp là một biến chứng của cao huyết áp, dẫn đến tổn thương võng mạc và hệ tuần hoàn võng mạc. Huyết áp cao gây ra các bất thường về mạch máu, chẳng hạn như các động mạch nhỏ dày lên, tắc nghẽn mạch máu võng mạc và chảy máu. Huyết áp cao đột ngột, nghiêm trọng có thể gây sưng dây thần kinh thị giác.
1.2. Triệu chứng
Thông thường bệnh võng mạc tăng huyết áp không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng có thể làm giảm thị lực hoặc đau đầu và được phát hiện khi khám mắt định kỳ.
1.3. Phân loại
Thang đo mức độ bệnh dựa trên hệ thống phân loại Keith-Wagener-Barker như sau:
- Độ 1: Độ xoắn của động mạch võng mạc với độ phản xạ tăng lên
- Độ 2: Độ 1 + Có dấu bắt chéo động tĩnh mạch (động mạch võng mạc dày đi qua tĩnh mạch võng mạc)
- Độ 3: Độ 2 + Xuất huyết hình đốm lửa và xuất tiết dạng bông (do nhồi máu nhỏ)
- Độ 4: Độ 3 + Phù gai thị (rìa đĩa thị giác mờ đi).
1.4. Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ kiểm tra mắt bằng kính soi đáy mắt để tìm kiếm các vùng nhợt nhạt hoặc trắng của võng mạc. Những vùng này nhợt nhạt vì không được cung cấp đủ máu. Bác sĩ cũng có thể phát hiện xuất huyết do mạch máu bị vỡ, cũng như sưng võng mạc hoặc dây thần kinh thị giác.
Nguyên tắc điều trị là ngăn ngừa, hạn chế và đảo ngược tổn thương cơ quan đích (thị giác) bằng cách giảm mức huyết áp của bệnh nhân (điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp), giảm nguy cơ mắc bệnh mạch máu não và tử vong. Hạ huyết áp thường xuyên có thể ngăn chặn các tổn thương đang diễn ra đối với võng mạc. Tuy nhiên, một số thương tổn có nhiều nguy cơ vẫn tồn tại. Do đó, những người bị huyết áp rất cao và sưng dây thần kinh thị giác cần được cấp cứu tại bệnh viện.
1.5. Phòng ngừa
Tránh huyết áp cao bằng cách:
- Tập thể dục thường xuyên
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
- Ăn uống lành mạnh
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
- Dùng thuốc huyết áp theo chỉ dẫn.
1.6. Tiên lượng
Hầu hết các thay đổi trên võng mạc do bệnh võng mạc tăng huyết áp sẽ biến mất sau khi huyết áp được hạ xuống. Một số dấu hiệu hư tổn có thể vẫn còn.
2. Bệnh võng mạc tiểu đường
2.1. Định nghĩa
Bệnh võng mạc tiểu đường phát triển ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 trong nhiều năm. Có 2 loại bệnh võng mạc tiểu đường có khả năng làm suy giảm thị lực:
- Bệnh võng mạc không tăng sinh: Các mạch máu trong võng mạc bị thoái hóa, tắc nghẽn hoặc biến dạng. Chất lỏng, chất béo và protein bị rò rỉ ra khỏi mạch máu, sau đó tích tụ trong võng mạc. Vết sưng này làm suy giảm thị lực.
- Bệnh võng mạc tăng sinh: Các mạch máu mới và có cấu trúc không ổn định phát triển trên bề mặt của võng mạc. Những mạch máu này thường xuyên gây chảy máu nhẹ, làm kích ứng tại chỗ và để lại sẹo. Bệnh võng mạc tăng sinh có thể gây bong võng mạc. Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất.
2.2. Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường có thể không được chú ý khi chưa đến giai đoạn cuối, bao gồm:
- Nhìn mờ
- Đột ngột mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt
- Đốm đen
- Ánh sáng nhấp nháy
- Khó đọc hoặc nhìn chi tiết.
2.3. Phân loại
Phù hoàng điểm có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp ở giai đoạn tăng sinh, các mạch máu rò rỉ chất lỏng vào điểm vàng.
2.4. Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ nhãn khoa kiểm tra võng mạc và bên trong mắt bằng sử dụng một dụng cụ có ánh sáng gọi là kính soi đáy mắt. Thuốc nhuộm có thể được sử dụng để làm lộ các mạch máu bị rò rỉ.
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Ngoài ra cũng có những phương pháp điều trị để sửa chữa tổn thương thực thể. Nhìn chung, không cần điều trị đối với bệnh không tăng sinh mức độ nhẹ đến trung bình. Những phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào tính chất và mức độ bệnh, mong muốn của bệnh nhân và chi phí. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Điều trị bằng laser phân tán: Để thu nhỏ các mạch máu bất thường, giảm cung cấp O2 cho võng mạc và tăng cung cấp O2 cho hoàng điểm.
- Tiêm thuốc ức chế tăng trưởng VEGF: Giảm hình thành các mạch máu mới
- Phẫu thuật loại bỏ dịch thủy tinh: Loại bỏ máu chảy trong thủy tinh thể và thay thế bằng nước muối sinh lý thông thường vô trùng
- Điều trị bằng laser tiêu điểm cho phù hoàng điểm: Giảm rò rỉ chất lỏng và giảm lượng chất lỏng trong võng mạc
Điều trị bằng laser không chữa khỏi bệnh võng mạc nhưng làm giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn thị giác. Ngoài ra còn có phẫu thuật gắn lại võng mạc đối với bong võng mạc hoặc tiêm corticosteroid vào mắt.
Đối với tất cả các loại bệnh võng mạc tiểu đường, vẫn cần kiểm soát lượng đường trong máu, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên để bệnh mắt không trở nên tồi tệ hơn.
2.5. Phòng ngừa
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường. Khám mắt hàng năm cũng rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bị bệnh võng mạc tiểu đường, bạn nên khám mắt thường xuyên hơn. Bắt đầu điều trị ngay trước khi thị lực bị ảnh hưởng sẽ giúp ngăn ngừa mất thị lực.
2.6. Tiên lượng
Tiên lượng bệnh thường phụ thuộc vào:
- Mức độ kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu
- Bệnh đã tiến triển đến đâu
- Bệnh được giám sát chặt chẽ như thế nào
- Phương pháp điều trị có thể sửa chữa tổn thương và làm chậm sự tiến triển của bệnh hay không.
Cần lưu ý rằng các giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa.
Có thể thấy, dù là bệnh võng mạc do tiểu đường hay bệnh võng mạc do tăng huyết áp thì đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh khi khiến các hoạt động thường ngày trở lên khó khăn và cản trở trong công việc. Do đó, việc chủ động kiểm tra sức khỏe để có hướng can thiệp kịp thời vốn là điều vô cùng quan trọng.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.
Sắt là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể con người. Sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – các tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nồng độ sắt thấp hay thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ sắt quá cao?
Thời tiết chuyển mùa khiến chúng ta dễ bị cảm cúm kèm theo các triệu chứng sổ mũi, đau đầu. Có nhiều loại thuốc tây có thể hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng đây không phải sự lựa chọn của nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Do đó, ngày càng có nhiều người lựa chọn thảo dược trị cảm cúm và giảm các triệu chứng khó chịu mà không gây nguy hại cho sức khỏe.