1

Sử dụng thuốc biều trị bệnh đái tháo đường trong những ngày Lễ -Tết - Bệnh viện Bạch Mai

Đái tháo đường (ĐTĐ) là 1 trong 4 bệnh mạn tính đang có tốc độ phát triển nhanh trên toàn thế giới, đó là ĐTĐ, bênh tim mạch, bệnh phổi và bệnh ung thư. Chiếm 50%tỷ lệ tử vong trên toàn cầu.

Tỷ lệ mắc bệnh

WHO cho thấy Hiện nay trên thế giới có 177 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, con số đó sẽ tăng lên 221 triệu người vào năm 2010 và năm 2025 sẽ là 299 triệu người

Đó là căn bệnh giết người thầm lặng vì mỗi một năm trên thế giới có 3.2 triệu người chết, mỗi ngày có 8700 người chết, hoặc mỗi phút có 6 người chết vì bệnh ĐTĐ . So với HIV/AIDS là căn bệnh mà cả nhân loại ghê sợ thì chỉ có 3 triệu người chết mỗi năm.

Việt Nam là nước đang phát triển nên không thể nằn ngoài những nguy cơ trên. Theo con số thống kê của khoa nội tiết- ĐTĐ BV Bạch Mai cho thấy xu hướng BN ĐTĐ vào nhập viện ngày càng cao

Năm 2001 là 771 BN/1125 BN nhập viện, năm 2002 là 895BN/12.500BN, 2003 : 1200BN/ 13600 BN 2004: 1100BN/14600BN . 2005 : 1300BN/ 15700BN . Và số BN biến chứng ngày càng nặng nề.

Gần đây đã có nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa kiểm soát đường huyết và sự giảm tiến triển của biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ.

Trong đó nghiên cứu  DCCT ( Diabetes Control and Complication Trial ) cho thấy kiểm soát đường huyết chặt đã là giảm tần suất các biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ type 1, sự kiểm soát chặt chẽ ĐH bằng tiêm insulin nhiều lần (3- 4 lần) làm:

  • Giảm biến chứng bệnh võng mạc  27- 76%
  • Giảm biến chứng thận                 34 - 57%
  • Giảm biến chứng thần kinh          60%
  • Giảm bién chứng tim mạch          35%

Nghiên cứu UKPDF dã kết luận việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 bằng nhiều phương pháp điều trị làm giảm tỉ lệ tử vong và mức độ tàn phế. Do vậy kiểm soát đường huyết chặt chẽ quan trọng là càng đưa đường huyết ( ĐH ) về gần với giá trị bình thường bao nhiêu thì càng kiểm soát tốt được các biến chứng tốt bấy nhiêu.

Nghiêm cứu UKPDF còn chú trọng đến việc điều trị tăng huyết áp với ảnh hưởng làm giảm các biến chứng.

  • Các biến chứng liên quan đến ĐTĐ giảm  25%
  • Tử vong liên quan đến ĐTĐ giảm            32%
  • Tai biến mạch máu não giảm                 44%
  • Biến chứng vi mạch   giảm                      37%
  • Suy tim liên quan đến ĐTĐ giảm              56%
  • Diễn tiến đến bệnh võng mạc giảm          34%
  • Diễn tiến đến giảm và mất thị lực giảm     47%

Đặc biệt trong những ngày lễ - tết cần phải được chú ý, mà hầu như những ngày đó cả thầy thuốc và bệnh nhân đều không quan tâm đúng, sinh hoạt bị đảo lộn, giờ giấc ăn thay đổi, thành phần thực phẩm trong bữa ăn phong phú,  có nhiếu loại thực phẩm ảnh hưởng đến đường máu, lipip máu, đặc biệt tăng ĐH sau ăn ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ xơ vữa mạch.  

Sử dụng thuốc trong những ngày lễ - tết

Là áp dụng phương pháp điều trị tích cực để đạt được mục tiêu điều trị.

1. Mục tiêu cần đạt được:

  • ĐH lúc đói từ 4.4 -  6.1 mmol/l.
  • ĐH sau ăn 2 giờ 4.4 -  8.0 mmol/l .
  • HbA1c < 6.5%.
  • HA : <130>
  • Cholesterol Total <4.5 mmol/l
  • HDL Cholesterol >1.1 mmol/l
  • LDL Cholesterol < 3.0 mmol/l
  • Triglycerid < 1.5 mmol/l.

2. Phương pháp sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc kiếm soát đường huyết:

Đối với ĐTĐ type 1

Nếu BN đang dùng 2 mũi tiêm insulin /ngày thì nên chuyển sang chế độ tiêm nhiều mũi/ngày ( 3-4 mũi).

Trước bữa ăn điểm tâm sáng và trước ăn trưa tiêm insulin tác dụng nhanh ( Actrapid, Maxirapid, Lispro, Aspart )), và insulin tác dụng trung bình loại hỗn hợp ( Mixtard 30/70) hoặc loại NPH-insulin, lente vào trước bữa ăn tối .

Phác đồ dùng 4 mũi , dùng insulin tác dung nhanh trước bữa điểm tâm sáng, trước bữa trưa, trước bữa tối, và insulin tác dụng trung bình ( Insulatard, Lente) trước lúc đi ngủ.

Thường trong ngày lễ tết BN hay ăn thêm thường tăng ĐH sau ăn nên dùng thêm nhóm thuốc ức chế a- Glucosidase( Glucobay) uống trong bữa ăn.

Còn BN nam trong ngày tết hay uống rượu nhiều thường ăn ít do vậy hay hạ ĐH nên khuyên BN không tiêm Insulin bữa ăn đó nhưng ngày hôm sau ăn được thì phải tiêm ngay Insulin.

Liều lượng:

Dựa vào nồng độ ĐH để tính liều ( 0.5- 1.0 UI/ kg ), hoặc dựa vào liều Insulin. BN đang sử dụng tăng thêm từ 2- 4 đơn vị

Đối với ĐTĐ type 2

  • Những BN đang dùng đơn trị liệu, hoặc sulfonylurea, hoặc Metformin mà chưa kiểm soát được ĐH nên phối hợp hai loại  (Diamicron+Glucophage hoặc Amaryl + Glucophage) để nâng cao hiệu quả của 2 nhóm giúp kiểm soát tốt ĐH ( liều lượng phải dựa vào kết quả xét nghiệm ĐH của BN).
  • Những BN đang dùng phối hợp 2 nhóm thì nên phối hợp thêm thuốc ức chế a- Glucosidase( Glucobay) uống trong bữa ăn, nếu ĐH sáng sớm còn cao nên thêm 1 mũi Insulin -NPH vào lúc trước ngủ( Bedtime )
  • Những BN đang dùng phác đồ trên mà ĐH không kiểm soát được thì chuyển sang phác đồ dùng Insulin 2- 3 mũi/ngày ( như ĐTĐ type 1), có thể phối hợp thêm Glucophage hoặc Glucobay, hoặc Mediator.
  • Dựa vào cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 cho thấy phối hợp sớm nhóm đồng vận PPAR-g ( thiazolidinediones) vừa có hiệu quả hạ ĐH, vừa có hiệu quả tích cực lên các marker nguy cơ tim mạch , liều lượng 4- 8mg Avandia/ngày , hoặc Pioglitazol 15- 45 mg/ngày uống vào buổi sáng

Điều trị tăng huyết áp

  • Cần kiểm soát chặt chẽ vì rượu sẽ làm ảnh hưởng đến HA và tim mạch và thức ăn mặn là nguyên nhân làm tăng HA.
  • Nên dùng nhóm ức chế men chuyển và ức chế thụ thể đâu tiên cho bệnh nhân ĐTĐ có MicroAlbumin niệu và tăng HA.
  • Thuốc ức chế b cho BN ĐTĐ có đau thắt ngực, hoặc có nhồi máu cơ tim trước đó.
  • Người lớn tuổi nên phối hợp thêm lợi tiểu nhẹ.
  • Nếu chưa kiểm soát được HA phối hợp với thuốc chẹn kênh canxi
  • Điều quan trọng ăn giảm muối, giảm uống rượu cũng giảm được 4-10mmHg HA.

Điều trị rối loạn lipid máu

  • Cần điều trị tăng cường vì trong ngày tết thức ăn có nhiều loại Axit béo bão hoà gây vữa xơ mạch
  • Dùng  Statin cho BN tăng Cholesterol giảm LDL- c ( 10- 20 mg/ ngày)
  • Phối hợp thêm FenoFibrate khi có tăng Triglyceride
  • Những BN có các yếu tố nguy cơ tim mạch nên dùng thêm Aspirin liều nhỏ 75- 100mg/ngày có thể ngăn ngừa các biến chứng mạch máu lớn.

Kết luận :

Tết cổ truyền của dân tộc mọi người dân đều có quyền được tận hưởng, do vậy để người bệnh ĐTĐ vui vẻ đón tết như mọi người, thầy thuốc có trách nhiệm giúp BN kiểm soát tốt ĐH và các yếu tố nguy cơ tim mạch : tăng HA. Rối loạn Lipid máu thường xuyên và liên tục, sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Song cũng phải luôn lưu ý đề phòng hạ ĐH  ở nam giới uống nhiều rượu và người già. Và khuyên BN đi khám kiểm tra trước ngày tết đế có phác đồ điều trị cụ thể cho ngày tết.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 05:31
CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý, bởi việc sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến quá trình trị bệnh.Hãy...
 3 năm trước
 630 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 745 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 721 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? 04:25
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG??
Đái tháo đường trong thai kỳ gây biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy mẹ bầu cần lưu tâm chú ý đến sức khỏe và theo dõi trong suốt quá trình mang...
 3 năm trước
 627 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 624 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN? 01:21
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE NÀO NGUY HIỂM HƠN?
Việc xác định phân loại bệnh đái tháo đường sẽ phục vụ công tác khám chữa bệnh nhanh...
 3 năm trước
 577 Lượt xem
Tin liên quan
Tác dụng của thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị bệnh tiểu đường?
Tác dụng của thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị bệnh tiểu đường?

Thuốc ức chế SGLT2 giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài làm giảm lượng đường trong máu, nhóm thuốc này còn được chứng minh là có lợi cho bệnh suy tim, các bệnh tim mạch khác và bệnh thận.

Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin), việc tính toán chính xác lượng carbohydrate và liều insulin cho các bữa ăn và những khi bị tăng đường huyết là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.

Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

Cách sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP để điều trị bệnh tiểu đường type 2
Cách sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP để điều trị bệnh tiểu đường type 2

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (glucagon-like peptide-1) là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu. Ngoài điều trị tiểu đường, nhóm thuốc này còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim và chức năng thận.

Những điều cần biết về bệnh teo cơ do đái tháo đường
Những điều cần biết về bệnh teo cơ do đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu như không được kiểm soát tốt. Một số biến chứng phổ biến có thể kể đến như bệnh tim mạch, đột quỵ, mù lòa, bệnh thận và hoại tử chân. Ngoài ra còn có những biến chứng ít được biết đến hơn và một trong số đó là bệnh teo cơ do đái tháo đường - một loại bệnh thần kinh. Tình trạng hiếm gặp này có nhiều điểm khác với các loại bệnh thần kinh khác. Dưới đây là những điều cần biết về chứng teo cơ do đái tháo đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây