1

Sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều có thể làm chậm sự phát triển của trẻ?

Xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị công nghệ điện tử có mặt ở hầu hết mọi nơi. Cũng chính vì vậy, không khó để trẻ em tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ. Việc cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ chưa thực sự đem lại nhiều lợi ích, mà ngược lại còn dẫn đến nhiều tác hại đối với trẻ nhỏ. Một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là việc sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều có thể làm chậm sự phát triển của trẻ không?

1. Sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều có thể làm chậm sự phát triển của trẻ em không?

 

Hiện nay, có nhiều trẻ mới biết đi đang dành nhiều thời gian trong ngày để sử dụng các thiết bị công nghệ như xem tivi, xem điện thoại,... Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy việc trẻ dành nhiều thời hơn mức khuyến nghị để nhìn vào màn hình (tivi, điện thoại, máy tính,..) và thời gian sử dụng thiết bị công nghệ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trong 5 năm, các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 2.500 bà mẹ ở Canada, hỏi họ về số lượng thời gian mà trẻ mới biết đi thường dành để xem hoặc tương tác với màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại thông minh, TV, máy tính hoặc các thiết bị khác vào các ngày trong tuần và cuối tuần. Các bà mẹ cũng đã hoàn thành bảng câu hỏi sàng lọc sự phát triển theo tiêu chuẩn của trẻ ở độ tuổi 2, 3 và 5 tuổi.

Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics:

  • Trẻ 2 tuổi có thời gian sử dụng thiết bị công nghệ trung bình 2,5 giờ mỗi ngày. Con số đó đã lên đến hơn 3,5 giờ mỗi ngày đối với những đứa trẻ 3 tuổi. Đối với cả hai nhóm tuổi, con số này nhiều hơn đáng kể so với thời gian sử dụng thiết bị mỗi ngày mà Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị đó là 1 giờ/ngày.
  • Trẻ em có thời gian sử dụng thiết bị nhiều hơn ở độ tuổi từ 2-3 tuổi, thì điểm phát triển của chúng ở độ tuổi 3 - 5 càng thấp. Những điểm số này đo lường các kỹ năng giao tiếp, vận động, giải quyết vấn đề và xã hội của trẻ.

 

Như vậy, nghiên cứu không chứng minh rằng thời gian sử dụng thiết bị gây ra sự chậm phát triển, nhưng nó cho thấy mối tương quan giữa hai điều này. Điều này cũng bổ sung vào một nhóm nghiên cứu đang phát triển liên hệ thời gian sử dụng thiết bị quá mức ở trẻ em với nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm béo phì, các vấn đề về giấc ngủ, thói quen không lành mạnh và sự chậm phát triển xã hội, cảm xúc và hành vi.

Tác giả chính của nghiên cứu này là Sheri Madigan đã ví thời gian sử dụng thiết bị công nghệ như việc trẻ ăn đồ ăn vặt. Một ít thì không sao, nhưng quá nhiều có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe cho trẻ.

Tất nhiên, đối với những bậc cha mẹ bận rộn, trong cuộc sống hàng ngày luôn có sự xuất hiện của thiết bị công nghệ, thì việc giảm mức độ tiếp xúc của trẻ với những thiết bị này sẽ “Nói dễ hơn làm”.

Hãy nhớ rằng không chỉ trẻ mới biết đi mới dành quá nhiều thời gian để sử dụng quá nhiều thiết bị công nghệ. Nghiên cứu của Common Sense Media và Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy những đứa trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên cũng dành nhiều giờ mỗi ngày trước màn hình tivi, điện thoại, hoặc máy tính.

Sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều có thể làm chậm sự phát triển của trẻ?
Sử dụng thiết bị công nghệ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

2. Cho trẻ dùng thiết bị điện tử trong bao lâu thì an toàn?

 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nên tắt tất cả các màn hình xung quanh trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi (trẻ dưới 18 tháng tuổi). Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng thiết bị điện tử một chút, tuy nhiên không nên quá một giờ mỗi ngày.

  • Trẻ dưới 18 tháng: không nên sử dụng thiết bị công nghệ, ngoại trừ trò chuyện video với người thân ở xa.
  • Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi: không nên sử dụng thiết bị công nghệ hoặc nếu có cần hạn chế số lượng chương trình và bạn cùng xem với trẻ.
  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: có thể sử dụng thiết bị công nghệ tối đa 1 giờ mỗi ngày với chương trình chất lượng cao và có người lớn xem cùng để giúp trẻ hiểu những gì trẻ đang xem.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên: cần giới hạn thời gian sử dụng thiết bị một cách nhất quán, đảm bảo rằng thời gian sử dụng phương tiện kỹ thuật số không ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng khác như học tập, ngủ và tập thể dục.

Nhưng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng đưa ra giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử là chưa đủ: Điều quan trọng là cha mẹ phải chọn các chương trình và trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, đồng thời tham gia cùng trẻ trong suốt thời gian sử dụng thiết bị thay vì chỉ giao điện thoại cho trẻ sử dụng như một người trông trẻ điện tử.

 

Một cuộc khảo sát gần đây ở Hoa Kỳ cho thấy cứ 3 trẻ sơ sinh và 4 trong 5 trẻ mới biết đi thì có 2 trẻ xem phim, chương trình truyền hình hoặc video trực tuyến. Có khoảng 16% bắt đầu xem màn hình điện thoại/tivi trước khi trẻ được 3 tháng tuổi và 50% khi trẻ được 7 tháng tuổi. Nhìn chung, cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ xem hơn 3 giờ mỗi ngày.

Mặc dù ở Việt Nam chưa có cuộc khảo sát nào về việc cho trẻ em sử dụng thiết bị điện tử, nhưng thực tế là càng ngày trẻ em được cho sử dụng các thiết bị này sớm hơn và thời gian sử dụng nhiều hơn.

Rõ ràng, điều này không phù hợp với những gì các chuyên gia quy định. Cha mẹ thường cho trẻ em sử dụng điện thoại, xem tivi để cho trẻ ăn dễ dàng hơn, để có thời gian làm những công việc khác, cũng có khi là để có thời gian nghỉ ngơi.

Sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều có thể làm chậm sự phát triển của trẻ?
Không nên sử dụng thiết bị công nghệ với trẻ dưới 18 tháng tuổi

3. Thời gian sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng như thế nào đến cách học của trẻ?

 

Bộ não của một đứa trẻ phát triển nhanh nhất trong ba năm đầu đời và trẻ học tốt nhất khi sử dụng đầy đủ cả năm giác quan để tiếp nhận thông tin. Trải nghiệm cầm một quả táo, ngửi, nếm nó và nghe tên gọi thông qua một người thật sẽ phong phú hơn nhiều so với việc nhìn thấy hình ảnh quả táo trên màn hình và nghe thấy âm thanh từ trong đó.

Mối lo ngại lớn nhất liên quan đến việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử, để trẻ tiêu tốn thời gian vào đó, thay vì trẻ tham gia các hoạt động khác. Các khuyến nghị mới nhất từ ​​Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của cha mẹ: Nếu bạn định để em bé hoặc trẻ mới biết đi xem điện thoại/tivi, tốt nhất bạn nên ngồi xuống cùng với trẻ, biến nó thành một hoạt động mà cả hai cùng tham gia.

Ngay cả khi bật tivi ở chế độ màn hình nền cũng có thể gây hại cho trẻ. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa ai biết được tác động đầy đủ, nhưng một số nhà khoa học tin rằng âm thanh và hình ảnh nền khiến trẻ nhỏ mất tập trung vào việc vui chơi, điều cần thiết cho việc học tập của một đứa trẻ.

Claire Lerner, một nhân viên xã hội và cố vấn nuôi dạy con cái tại Zero to Three, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào sự phát triển của trẻ thơ cho biết: "Trẻ em cần rất tập trung và tập trung. Việc sử dụng thiết bị điện tử sẽ cản trở sự phát triển nhận thức".

Bên cạnh đó, cô nói thêm, với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thời lượng giấc ngủ dài (>12 tiếng/ngày), thời gian trẻ thức là không nhiều, không nên để phần lớn khoảng thời gian này cho trẻ dùng thiết bị điện tử.

 

Cho đến hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được việc sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thiết bị công nghệ nhiều và tình trạng chậm phát triển của trẻ có mối tương quan với nhau. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần cân nhắc về việc cho trẻ sử dụng thiết bị công nghệ, và nếu có thì sử dụng như thế nào và trong bao lâu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1424 lượt xem

Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?

Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1932 lượt xem

Trẻ 3 tháng 4 ngày tuổi nặng 5,2kg có phải bị chậm phát triển không?

Em sinh bé nặng 2,8 kg. Hiện bé đang được 3 tháng 4 ngày tuổi và nặng 5,2kg. Em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy tháng đầu thì em cho bú trực tiếp, nhưng giờ em hút ra bình thì thấy mỗi lần bé chỉ bú được từ 30-50ml, hiếm lắm thì được 70ml. Bé nhà em như vậy có phải là bú không đủ và bị chậm phát triển không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  627 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần lên cân chậm, da khô và vặn mình nhiều có bị làm sao không?

Bé nhà mình sinh non lúc mẹ mới được 34 tuần. Bé nặng 1,7kg. Bé lên cân rất chậm, sau gần 2 tháng mới được 3kg. Ngoài ra, da bé rất khô và vặn mình rất nhiều thì có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1011 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! 00:53
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!!
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay...
 3 năm trước
 617 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1211 Lượt xem
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 3 năm trước
 892 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 1004 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ
Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ

Nếu bé phải chịu đựng những mảng chàm đỏ, ngứa thì tất cả những gì bạn muốn là giúp bé có thể giảm bớt khó chịu. Chăm sóc đúng cách cho làn da của bé và tránh các nguyên nhân thông thường, có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa bùng phát.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây