1

Sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn

Thuốc xịt hen suyễn là một thành phần rất quan trọng trong điều trị hen suyễn ở trẻ em. Tuy nhiên, các loại bình xịt định liều mdi chỉ cho hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách. Thật không may, nhiều người mắc bệnh hen suyễn, nhất là trẻ em lại không thể thực hiện kỹ thuật dùng bình xịt định liều một cách tốt nhất.

1. Bình xịt định liều mdi là gì?

Bình xịt định liều mdi (MDI - Metered Dose Asthma Inhalers) là một dụng cụ được sử dụng để cung cấp nhiều loại thuốc hít trên đường hô hấp theo một lượng định sẵn cho từng liều. Một bình xịt định liều mdi có cấu trúc bao gồm một ống đựng có áp suất, một van đo áp suất, thân bình đựng lọ thuốc và một bộ truyền thuốc ra ngoài.

Bình xịt định liều mdi được xem là dụng cụ đơn giản nhất và tiện lợi nhất, có tính di động cao nhất trong các loại thuốc xịt hen suyễn. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tối ưu, người bệnh cần biết cách và thực hiện tốt cách kỹ thuật xịt thuốc, giúp thuốc lan tỏa đều và sâu vào hệ thống đường dẫn khí. Chỉ khi làm được như vậy, việc điều trị hen suyễn mới đạt được mục tiêu cắt cơn cấp tính và phòng ngừa cơn kéo dài.

Tuy nhiên, việc sử dụng bình xịt định liều có thể sẽ gặp khó khăn trong điều trị hen suyễn ở trẻ nhỏ do những hạn chế về nhận thức, hợp tác cũng như sự phát triển chưa trọn vẹn về lực hô hấp. Chính vì vậy, hiệu quả trong việc điều trị hen suyễn sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn của cha mẹ hay người chăm sóc hằng ngày.

2. Nguyên tắc chung sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn như thế nào?

Khi sử dụng bình xịt định liều mdi cho lần đầu tiên, dù có hoặc không có buồng đệm kèm hay không kèm mặt nạ, trước tiên cha mẹ hay người chăm sóc trẻ cần phải chuẩn bị ống hít:

  • Lắc đều lọ thuốc trong năm giây.
  • Đặt lọ thuốc vào trong bình xịt định liều mdi bằng cách ấn đáy lọ thuốc xuống bằng ngón trỏ. Giữ xa mặt để tránh thuốc vào mắt.
  • Nhấn lọ xuống ba lần nữa để sẵn sàng sử dụng
  • Sau khi cho trẻ sử dụng ống hít lần đầu tiên, cha mẹ không cần phải mồi lại trừ khi không sử dụng lọ thuốc hay cả bình xịt định liều mdi này trong hai tuần trở lên.
Sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn
Khi sử dụng cần lắc đều lọ thuốc trong 5 giây

Kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn với buồng đệm:

  • Tháo nắp ống ngậm và kiểm tra đảm bảo thông thoáng, không có vật lạ trong các vật rời trong bình xịt định liều MDI
  • Lắp bình xịt định liều MDI vào buồng đệm
  • Lắc mạnh bình xịt định liều MDI và buồng đệm trong khoảng năm giây
  • Giữ bình xịt định liều MDI thẳng đứng bằng ngón tay trỏ đặt trên đáy của lọ thuốc và ngón tay cái hỗ trợ dưới cùng của bình xịt định liều MDI. Tay kia có thể cần phải sử dụng để giữ buồng đệm
  • Yêu cầu trẻ thở ra bình thường qua miệng
  • Đặt ống ngậm của buồng đệm giữa hai hàm răng của trẻ và yêu cầu trẻ ngậm chặt môi xung quanh ống ngậm buồng đệm. Nếu có sử dụng mặt nạ gắn vào buồng đệm thì đặt mặt nạ phải đảm bảo vừa khít và hoàn toàn ôm trọn lên mũi và miệng của trẻ. Một khoảng rò rỉ dù rất nhỏ cũng có thể làm giảm đáng kể lượng thuốc đến phổi và mặt nạ bơm hơi mềm sẽ giúp ôm khít mặt trẻ tốt hơn so với mặt nạ cứng hay bơm hơi quá căng.
  • Phải chắc chắn rằng lưỡi của trẻ không chặn lối mở của ống ngậm của buồng đệm.
  • Nhấn ngón trỏ xuống đáy của lọ thuốc để nhả thuốc.
  • Đồng thời yêu cầu trẻ thực hiện một nhát hít thở sâu và chậm qua miệng cho đến khi phổi của trẻ được lấp đầy hoàn toàn, có thể sẽ mất ba đến năm giây.
  • Yêu cầu trẻ nín thở để giữ thuốc trong phổi trong khoảng 5 đến 10 giây. Nếu trẻ không hợp tác hít thở hoặc không thể nín thở đủ lâu, cần yêu cầu trẻ hít vào lần thứ hai để làm trống hoàn toàn buồng đệm và giữ hơi thở lại trong khoảng 5 giây. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoặc nếu không thể hợp tác với một hơi thở sâu hoặc nín thở, một chuỗi 5 đến 6 hơi thở bình thường sẽ cho phép làm trống hoàn toàn buồng đệm.
  • Kết thúc bằng cách tháo bình xịt định liều ra khỏi buồng đệm và đậy nắp ống ngậm.
  • Nếu bác sĩ chỉ định trẻ cần xịt nhiều hơn một nhát, hãy đợi khoảng 15 đến 30 giây giữa các nhát. Lặp lại từ bước lắc bình xịt định liều MDI và buồng đệm một lần nữa trước khi phun nhát thuốc tiếp theo. Không được tải cả hai nhát vào buồng và sau đó yêu cầu trẻ làm trống buồng đệm chỉ với một lần hít.
  • Nếu sử dụng bình xịt định liều với loại thuốc có chứa steroid, cần yêu cầu trẻ súc miệng lại với nước sạch sau khi hít thuốc để loại bỏ phần thuốc dư thừa lắng đọng trong miệng, họng. Sau đó, yêu cầu trẻ nhổ nước ra, không được nuốt.
  • Có thể sử dụng một buồng đệm cho nhiều hơn một loại thuốc bằng cách tháo bỏ bình xịt định liều MDI đầu tiên và lắp vào một loại khác.

Kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn không có buồng đệm:

Sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn
Kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn với buồng đệm
  • Tháo nắp ống ngậm và kiểm tra đảm bảo thông thoáng, không có vật lạ trong các vật rời trong bình xịt định liều MDI
  • Lắc mạnh bình xịt định liều MDI trong khoảng năm giây
  • Giữ bình xịt định liều MDI thẳng đứng bằng ngón tay trỏ đặt trên đáy của lọ thuốc và ngón tay cái hỗ trợ dưới cùng của bình xịt định liều MDI
  • Yêu cầu trẻ thở ra bình thường qua miệng
  • Đặt ống ngậm giữa hai hàm răng của trẻ và yêu cầu trẻ ngậm chặt môi xung quanh ống ngậm
  • Phải chắc chắn rằng lưỡi của trẻ không chặn lối mở của ống ngậm của bình xịt định liều
  • Nhấn ngón trỏ xuống đáy của lọ thuốc để nhả thuốc
  • Đồng thời yêu cầu trẻ thực hiện một nhát hít thở sâu và chậm qua miệng cho đến khi phổi của trẻ được lấp đầy hoàn toàn, có thể sẽ mất ba đến năm giây
  • Yêu cầu trẻ nín thở để giữ thuốc trong phổi trong khoảng 5 đến 10 giây trước khi thở ra
  • Kết thúc bằng cách tháo bình xịt định liều ra khỏi miệng trẻ và đậy nắp ống ngậm
  • Nếu trẻ cần một nhát thứ hai, hãy đợi khoảng 15 đến 30 giây giữa các nhát. Lặp lại từ bước mạnh bình xịt định liều MDI một lần nữa trước khi phun nhát tiếp theo
  • Nếu sử dụng bình xịt định liều với loại thuốc có chứa steroid, cần yêu cầu trẻ súc miệng lại với hướng dẫn như trên.

3. Cách sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn theo từng độ tuổi như thế nào?

Sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn
Bình xịt định liều MDI phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên

Cho dù trẻ từ tuổi sơ sinh hay đến giai đoạn thiếu niên, thuốc xịt hen suyễn luôn là một phần quan trọng của chương trình điều trị hen suyễn. Khi thuốc được bào chế dưới dạng bình xịt định liều MDI, việc điều trị hen suyễn đạt hiệu quả không chỉ tùy thuộc vào kỹ thuật sử dụng mà còn tùy thuộc vào tuổi của trẻ với các kỹ năng hợp tác nhất định.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, việc điều trị hen suyễn với bình xịt định liều MDI là chưa thích hợp. Thay vào đó, máy phun khí dung giúp phá vỡ thuốc lỏng thành các hạt rất nhỏ để trẻ có thể hít được vào sâu trong phổi sẽ trở nên thích hợp hơn.

Khi trẻ được 3 tuổi trở lên, một số trẻ có thể sớm hơn nếu biết cách hợp tác, đây là thời điểm thích hợp để huấn luyện để sử dụng thuốc xịt hen suyễn với bình xịt định liều. Cách thức tiến hành cho trẻ tốt nhất lúc này là cần có buồng đệm và mặt nạ. Nếu việc áp mặt nạ vào mặt trẻ có thể khiến cho trẻ sợ hãi, cha mẹ cần trao đổi, giải thích cho trẻ hiểu, trấn an trẻ và tự làm trên bản thân mình cho trẻ quan sát trước. Trong lần đeo mặt nạ đầu tiên, trẻ cần được yêu cầu hít thở sâu và cha mẹ kiểm tra đảm bảo mặt nạ vừa khít, không có sự rò rỉ.

Đến tuổi từ 4 đến 8, trẻ có thể không còn cần mặt nạ. Tuy nhiên, việc sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn với buồng đệm tốt nhất vẫn nên được duy trì. Lúc này, điều quan trọng là phải hướng dẫn cho trẻ cách đặt đôi môi của mình một cách khít khao xung quanh ống ngậm của buồng miếng đệm, tránh thoát thuốc ra ngoài.

Đối với trẻ từ trên 8 tuổi, trẻ có thể tự sử dụng bình xịt định liều MDI một cách độc lập mà không cần sự trợ giúp từ người lớn. Chính vì thế, trẻ cần được trang bị theo bình xịt định liều MDI sẵn sàng bên cạnh để sử dụng bất cứ lúc nào. Chỉ khi được như vậy, cha mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng trẻ có thể tham gia mọi hoạt động và phát triển toàn diện như bạn bè cùng trang lứa.

Tuy nhiên, dù trẻ ở bất kỳ ở độ tuổi nào, và ngay cả ở người lớn, việc sử dụng bình xịt định liều MDI chỉ có thể phù hợp khi cần điều trị phòng ngừa cơn hay cắt cơn cấp với mức độ nhẹ cho đến trung bình. Khi xảy ra cơn hen cấp tính nặng, trẻ khó thở dữ dội, không thể tự hít hiệu quả cũng như nín thở, trẻ cần được cắt cơn bằng cách sử dụng thuốc dưới dạng lỏng và máy phun khí dung.

4. Cách bảo quản và vệ sinh bình xịt, các dụng cụ hỗ trợ dùng thuốc xịt hen suyễn cho trẻ

Sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn
Bình xịt định liều MDI là dụng cụ quan trọng nhất, cần phải được làm sạch thường xuyên để ngăn ngừa tích tụ và tắc nghẽn thuốc

Cho đến lúc trẻ đã có thể tự mình sử dụng bình xịt định liều, việc bảo quản, vệ sinh bình xịt định liều MDI và các dụng cụ hỗ trợ dùng thuốc xịt như buồng đệm, mặt nạ vẫn cần sự hỗ trợ từ cha mẹ hay người chăm sóc.

Bình xịt định liều MDI là dụng cụ quan trọng nhất, cần phải được làm sạch thường xuyên để ngăn ngừa tích tụ và tắc nghẽn thuốc. Hầu hết các nhà sản xuất khuyên rằng nên làm sạch ống ngậm ít nhất một lần mỗi tuần. Các bước vệ sinh bình xịt định liều MDI như sau:

  • Tháo lấy lọ thuốc và nắp đậy ra khỏi ống ngậm của bình xịt định liều. Tạm thời lưu giữ lọ thuốc tại nơi thoáng mát và khô ráo, tránh để ẩm ướt hay nhiễm bẩn.
  • Không ngâm bình xịt định liều trong nước mà để dưới vòi nước chảy từ đỉnh đến đáy của ống ngậm trong 30 đến 60 giây.
  • Rửa các mặt trong và ngoài của nắp đậy.
  • Thấm nước đọng thừa hay để cho ống ngậm khô tự nhiên hoàn toàn.
  • Lắp lọ thuốc vào và thử xịt hai lần để sẵn sàng sử dụng. Chú ý để cách xa mặt.
  • Đậy lại nắp vào ống ngậm.

Đối với buồng đệm hay mặt nạ, mặc dù cặn bột thuốc đọng lại trong buồng không gây hại gì, các dụng cụ này cũng cần được làm sạch định kỳ. Cha mẹ có thể vệ sinh mặt mạ như các cách thông thường đối với các dụng cụ khác của trẻ. Tuy nhiên, riêng buồng đệm cần phải rửa bằng nước ấm và nước rửa chén bát pha loãng hay dung dịch vệ sinh phù hợp. Việc tẩy rửa bằng nước đơn thuần có thể làm điện tích phát triển, tăng tính bám dính của các hạt thuốc lên thành trong của buồng đệm và làm giảm hiệu quả của công cụ này.

Cha mẹ cần biết cách sử dụng bình xịt định liều MDI cho trẻ hen suyễn một cách chính xác sẽ giúp đưa thuốc vào phổi và giúp trẻ kiểm soát bệnh tốt hơn. Ngược lại, nếu thuốc xịt hen suyễn được sử dụng không chính xác sẽ khiến cho có ít hoặc không có thuốc đến phổi. Chính vì vậy, việc hướng dẫn cách sử dụng bình xịt định liều mdi là một thành phần không thể thiếu trong điều trị hen suyễn cho trẻ em.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Khi nào bắt đầu cho trẻ dùng thuốc dạng nhai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 1,5 tuổi. Bác sĩ cho hỏi, khi nào có thể bắt đầu cho bé dùng thuốc dạng nhai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  673 lượt xem

Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?

Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2282 lượt xem

Khi nào có thể cho trẻ dùng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin?

Khi nào tôi có thể cho bé dùng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin ạ? Thuốc này có những tác dụng phụ gì đáng sợ không ạ

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3267 lượt xem

Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn không?

Bác sĩ cho hỏi, Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn cho bé không? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! 00:53
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!!
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay...
 3 năm trước
 589 Lượt xem
Tin liên quan
Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn
Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn

Virus enterovirus D68 gây ra chứng bệnh gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình
Các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình

Thử nghiệm lâm sàng là gì? Các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành như nào? Rủi ro và lợi ích của các thử nghiệm lâm sàng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc về việc thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây