1

Sốc điện tim trong điều trị rối loạn nhịp tim

Sốc điện tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim, có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác.

1. Sốc điện tim là gì?

 

Sốc điện tim hay còn gọi là sốc điện ngoài lồng ngực là phương pháp dùng điện cực để điều trị dập tắt và làm bình ổn rối loạn nhịp tim một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sốc điện tim không phải là dùng điện để kích tim đập.

Có hai loại sốc điện tim là:

  • Sốc điện chuyển nhịp: Dòng điện được phóng ra đồng bộ hóa để làm chuyển nhịp.
  • Sốc điện phá rung: Dòng điện được phóng ra không đồng bộ và ở bất kỳ chu chuyển tim của bệnh nhân.
Sốc điện tim trong điều trị rối loạn nhịp tim
Sốc điện phá rung

2. Cơ chế sinh lý của sốc điện tim

 

Sốc điện tim phóng ra dòng điện một chiều có mức năng lượng đủ lớn gây khử cực toàn bộ tế bào cơ tim đang bị kích thích trong một khoảng thời gian ngắn, đưa các tế bào cơ tim vào thời kỳ trơ với xung khử cực, cắt đứt vòng vào lại.

Sau khi sốc điện tim, nút xoang được thiết lập lại để phát xung kiểm soát nhịp tim.

Tùy vào điện thế và sức kháng trở của tổ chức, hiệu quả sốc điện sẽ khác nhau, trong đó, các yếu tố bao gồm hình thái bệnh nhân, tình trạng phổi và lồng ngực ảnh hưởng đến sức kháng trở.

3. Chỉ định sốc điện tim trong trường hợp nào?

Sốc điện tim trong điều trị rối loạn nhịp tim
Sốc điện tim trong điều trị rối loạn nhịp tim

 

Trong điều trị rối loạn nhịp tim, sốc điện chuyển nhịp được thực hiện trong trường hợp:

  • Tim nhanh nhĩ
  • Tim nhanh thất (do vòng vào lại)
  • Tim nhanh thất (huyết động ổn định)
  • Cuồng nhĩ
  • Rung nhĩ

Trong điều trị rối loạn nhịp tim, sốc điện phá rung thực hiện khi:

  • Tim nhanh thất (vô mạch)
  • Rung thất

4. Sốc điện tim được tiến hành thế nào?

 

4.1 Dụng cụ sốc điện tim

Dụng cụ sốc điện tim bao gồm các thiết bị sau:

  • Máy sốc điện.
  • Hai cần sốc: sạch, có độ tiếp xúc tốt với da của bệnh nhân, phóng dòng điện với công suất theo đúng cài đặt.
  • Các thiết bị khác dùng để theo dõi trong quá trình sốc điện tim: máy theo dõi huyết áp động mạch, điện tâm đồ, nhịp thở và SaO2.
  • Các dụng cụ khác dùng để gây mê, hỗ trợ hô hấp và cấp cứu.

Dụng cụ sốc điện tim phải luôn trong tình trạng sẵn sàng để có thể thực hiện sốc điện trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt là trường hợp cấp cứu.

4.2 Sốc điện tim được thực hiện như thế nào?

Sốc điện tim trong điều trị rối loạn nhịp tim
Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 6 - 8 giờ trước khi sốc điện

 

Sốc điện tim có thể được thực hiện theo kế hoạch, khi đó người bệnh cần nhịn ăn từ 6 - 8 giờ trước khi sốc điện và gây mê toàn thân.

Với trường hợp sốc điện tim cấp cứu trên những trường hợp người bệnh ngừng tuần hoàn, mất huyết động và mất ý thức do rung thất hoặc nhịp nhanh thất, tiến hành như sau

Ngay khi ghi nhận hình ảnh rối loạn nhịp trên điện tâm đồ hoặc 2 bản cực sốc của máy sốc đặt trên ngực người bệnh cần thực hiện sốc điện tim ngay. Tránh làm điện tâm đồ 12 chuyển đạo gây mất thời gian.

Trên cả hai bản cực sốc, tiến hành bôi gen dẫn điện và cài đặt mức năng lượng 200J cho lần sốc điện đầu tiên. Trên máy sốc điện, điều chỉnh nút đồng bộ khi thấy nhịp nhanh thất.

Đặt 1 bản cực sốc lên ngực ở vị trí bờ phải của xương ức và cách nó 1cm, cách xương đòn 3cm. Đặt 1 bản cực còn lại ở vị trí mỏm tim. Khi thấy người bệnh và xung quanh an toàn, tiến hành sốc điện tim, duy trì hô hấp cho bệnh nhân. Khi lấy lại nhịp xoang, duy trì bóp bóng và thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao.

Theo dõi điện tâm đồ thấy rung thất sóng lớn hoặc nhịp nhanh thất, thực hiện sốc điện tim với mức năng lượng là 300J, nâng lên 360J đến khi thiết lập được nhịp xoang nếu không cho kết quả.

Theo dõi trên điện tâm đồ, nếu thấy rung thất là sóng nhỏ, duy trì bóp bóng, ép tim và thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao.

Tiêm adrenalin có thể bằng các đường trực tiếp thẳng vào tim, tĩnh mạch trung tâm hoặc qua ống nội khí quản, ... Nếu thấy điện tâm đồ rung thất sóng lớn tiếp tục sốc điện tim với mức năng lượng từ lần 3 là 360J.

Sốc điện tim trong điều trị rối loạn nhịp tim gồm có sốc điện chuyển nhịp và sốc điện phá rung, được chỉ định tùy vào từng trường hợp thông qua theo dõi hình ảnh trên điện tâm đồ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân nên chọn các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa uy tín để thực hiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 668 Lượt xem
Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Điện tim ECG

Phương pháp điện tâm đồ giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề về tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây