1

Sanh non và doạ sanh non - Bệnh viện Từ Dũ

Sanh non là gì?

Là khi trẻ được sanh ra ở tuổi thai từ 28 đến 37 tuần (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)

Trẻ bị sanh non sẽ như thế nào?

  • Trẻ nhẹ cân.
  • Phổi trẻ chưa trưởng thành nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu trẻ sống được cũng dễ mắc các bệnh hô hấp về sau như viêm phổi, viêm phế quản…
  • Trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần. Dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, câm…Ngoài ra, khi lớn lên trẻ thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng và thường là gánh nặng về tâm lý và tài chánh  cho cha mẹ.

Tại sao phụ nữ mang thai bị sanh  non?

Trên 50% các trường hợp chuyển dạ sanh non không biết được lý do.

Một số yếu tố có thể gây sanh non:

  • Do thai kỳ: vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng.
  • Do mẹ    : bệnh lý của mẹ như: cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng, hở eo tử cung, tiền căn sanh non, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc  lá, uống rượu, lao động nặng nhọc quá sức.
  • Do nhau : nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau.

Các dấu hiệu nào giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sanh non?

Đó là các dấu hiệu:

  • Trì nặng bụng hoặc đau bụng.
  • Ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung.
  • Đau thắt lưng, đau quặn bụng có thể kèm tiêu chảy.

Bạn cần phải làm gì khi có dấu hiệu  dọa sanh non?

  • Khi có một trong các dấu hiệu trên, bạn phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và chữa trị.
  • Tại bệnh viện hoặc điều trị ngoại trú, bạn cần phải nằm nghỉ tại giường tuyệt đối để tử cung bớt gò. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho bạn dùng những loại thuốc để giảm cơn gò tử cung, có thể có dùng thêm thuốc giúp kích thích trưởng thành phổi thai.
  • Chế độ ăn uống phải hợp vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá.

Bạn cần phải làm gì để dự phòng  sanh non?

  • Đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ.
  • Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần  tránh sự luyện tập quá sức trong lúc mang thai, nhất là ở những thai phụ có nguy cơ cao.
  • Không nên hút thuốc lá hay uống rượu.
  • Đối với những thai kỳ có nguy cơ sanh non cần  kiêng giao hợp vì cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm.
  • Khi có dấu hiệu chuyển dạ sanh non, cần phải đến  khám ngay tại các cơ sở y tế.
  • Khi có khí hư âm đạo cần phải khám và điều trị thích hợp vì đây có thể là nguyên nhân của sanh non và vỡ ối sớm.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bị dọa sanh non, nhà ở tỉnh xa, mẹ bầu chưa muốn ra viện?

Mang thai hơn 27 tuần, gần đây em thấy có các triệu chứng dọa sanh non là ra huyết, đau bụng, mỏi lưng và gò tử cung nhiều. Nhập viện Phụ sản TW cấp cứu và điều trị 3 hôm, bsĩ đã tiêm 4 mũi pt phổi cho bé và tiêm kháng sinh cho em. Nay, bs bảo có thể ra viện, nhưng nhà ở tỉnh xa, em sợ về nhỡ có gì bất trắc, xử lý không kịp. Mong bs tư vấn giúp?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  365 lượt xem

Có cần chờ vỡ ối mới vào nhập viện để sanh không?

Em năm nay 27 tuổi, hiện đang mang bầu được 40 tuần. Mấy hôm nay bụng bên trái em cứ bị gò cứng lại và đau ở xương chậu. Đi tiểu rất nhìều. Vậy, bs cho em hỏi khi nào em nên vào nhập viện để sanh hay là chờ vỡ ối mới đi ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem

Thai kỳ có nguy cơ cao nên nhập viện mổ sanh lúc nào?

Gần một năm trước, bé đầu em mất do bị ngạt khi chờ sinh mổ ở Bv địa phương. Giờ, em đang mang bầu gần 35 tuần. Vết mổ em đang mỏng dần về cả hai bên phải và trái. Khi thai được 32 tuần, em đã chích thuốc trưởng thành phổi (Betene) cho bé, lúc đó bé được gần 2kg. Mọi chỉ số khác của thai kỳ đều bình thường. Hiện, em rất lo lắng về tình trạng vết mổ cũng như sức khỏe 2 mẹ con trong lần vượt cạn sắp tới. Với trường hợp thai kì có nguy cơ cao như em thì Bv Phụ sản tuyến trên sẽ cho em nhập viện, chờ sanh mổ chủ động vào thời điểm nào ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  425 lượt xem

Ra huyết khi mang thai, có dễ bị sanh non?

Năm nay em 33 tuổi, hiện đang mang thai lần 2. Lần trước, em bị dọa sảy (lúc 8 tuần) rồi sanh non (lúc thai 36 tuần). Lần này, lúc thai 12 tuần, em ra huyết âm đạo, đi siêu âm, bs bảo bị tụ máu sau nhau (kích thước 1.0x1.0cm). Bs cho đặt thuốc Utrogestan 200mg nên huyết đã hết ra. Lần này, liệu em có bị sanh non không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  655 lượt xem

Sau sanh non, bao lâu sau có bầu tiếp là hợp lý?

Lần đầu em mang thai, đi xét nghiệm sàng lọc thì có nguy cơ dị tật ống thần kinh >1:50. Khi thai được 20 tuần, em nhập viện Từ Dũ thì nhận được chỉ định của bs là buộc phải đình chỉ thai kỳ (sanh non) do thai chậm phát triển nghiêm trọng luôn. Trường hợp của em như vậy thì bao lâu sau có thể mang bầu tiếp được ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  279 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 708 Lượt xem
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 01:59
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bên cạnh những phương pháp sàng lọc trước sinh như Double Test, Triple Test, NIPT, chọc ối cũng là một phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh lý...
 3 năm trước
 1935 Lượt xem
LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI 02:47
LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
 Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=b476QDNebvITừ tuần thai thứ 36, khách hàng có thể đến 1 trong 3 cơ sở của Bệnh viện...
 3 năm trước
 480 Lượt xem
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:34
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, mẹ đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc. Giây phút đầu tiên con cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ muốn lưu giữ lại tất...
 3 năm trước
 944 Lượt xem
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 03:40
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
"...thực sự, những điều này mình chỉ cảm nhận được từ mẹ mình thôi, ở những bác sĩ khác dù có đi thăm khám nhiều nơi rồi nhưng chưa bao giờ cảm...
 3 năm trước
 604 Lượt xem
Nếu nói sự chào đời của một em bé là niềm hạnh phúc vô bờ bến thì nỗi đau vượt cạn cũng dữ dội không gì sánh bằng. Nếu nói sự chào đời của một em bé là niềm hạnh phúc vô bờ bến thì nỗi đau vượt cạn cũng dữ dội không gì sánh bằng. 03:22
Nếu nói sự chào đời của một em bé là niềm hạnh phúc vô bờ bến thì nỗi đau vượt cạn cũng dữ dội không gì sánh bằng.
 Thế nhưng theo một cách thật kỳ diệu, biết bao người phụ nữ “tay yếu, chân mềm” vẫn có thể mạnh mẽ đối mặt, vẫn sẵn sàng hy sinh và vượt qua...
 3 năm trước
 613 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây