1

Sạch quá cũng không tốt cho trẻ! - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một nghiên cứu cho thấy các bậc cha mẹ nên cho phép con cái nghịch đất cát, bởi lẽ việc giữ trẻ quá sạch có thể làm suy yếu khả năng tự hồi phục của da.

Các loại vi khuẩn thông thường sống ký sinh trên da người giúp chúng ta giảm bớt nguy cơ bị sưng và nhiễm trùng khi bị các vết thương mở cũng như hạn chế các chứng dị ứng da. Nếu làn da quá sạch sẽ, những vi khuẩn trên sẽ bị giết chết. Công trình nghiên cứu nói trên, được các nhà nghiên cứu ở Đại học California San Diego tiến hành, xuất bản trên ấn phẩm Nature Medicine.

Họ tìm thấy một loại vi khuẩn thông thường có tên gọi Staphylococci, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn các vết thương sưng tấy hoặc bị viêm nhiễm. Người đứng đầu đề tài nghiên cứu, giáo sư Richard Gallo, nói với BBC: “Nghiên cứu này có thể giúp chúng ta tìm ra các cách tiếp cận mới cho những bệnh viêm da”.

Nhóm vận động Parents Outloud ở Anh nói nghiên cứu vừa công bố đã cung cấp những cơ sở khoa học cho chiến dịch của họ, yêu cầu trẻ em phải “được quyền nghịch đất” và không bị o bế quá kỹ về mặt vệ sinh. Margeret Morrissey, người phát ngôn của Parents Outloud, nói với Telegraph: “Các bậc cha mẹ ngày càng hoang tưởng về việc để con cái chơi bời chạy nhảy ngoài trời và nghịch bẩn.

Tuy nhiên, họ không có lỗi vì chính họ bị tấn công tới tấp bởi những mẩu quảng cáo nói phải mua các sản phẩm chống vi khuẩn để giúp con cái khỏe mạnh và sạch sẽ. Hi vọng nghiên cứu này sẽ giúp các bậc cha mẹ nhận ra rằng để con cái nghịch đất cát ngoài trời là tự nhiên và khỏe mạnh”.

Sue Palmer, nhà vận động quyền trẻ em và là tác giả quyển Toxic childhood (Thời thơ ấu bị nhiễm độc), nói thêm: “Rõ ràng cha mẹ phải đảm bảo con cái vệ sinh sạch sẽ, nhưng nhốt các em trong tủ kính chỉ khiến mọi chuyện thêm tồi tệ”. Telegraph dẫn nguồn Tổ chức Allergy UK cho biết hiện ở Anh cứ mười người thì bốn người bị dị ứng da. Số trẻ em bị dị ứng thức ăn đã tăng gấp ba lần trong một thập niên qua.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  616 lượt xem

Trẻ hơn 7 tháng người nhỏ xíu, cổ không cứng cáp phải làm gì?

Bé nhà em hiện đang 7 tháng 15 ngày, nặng 7kg, dài 70cm thì có phát triển bình thường không bác sĩ? Vì em thấy bé 7 tháng rồi mà cổ không được cứng cáp như các bé khác. Mẹ bế bồng đứng thì bé cứ bị ngã cổ về sau, chân tay nhỏ, ẵm cắp nách thì bé dịu quặt. Bé có đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng, bác sĩ kết luận bé bị thiếu canxi và cho sữa dinh dưỡng và thuốc bổ sung. Bé uống sữa lại hay ọc sữa nên em phải chia nhỏ các cữ bú, mỗi lần 100ml, sau 1h cho bú lại thì bé ổn hơn. Tuy nhiên hiện tại bé vẫn nhỏ xíu và không tăng cân, ai gặp cũng quở. Em phải làm gì đây ạ? Hàng ngày bé vẫn chơi ngoan, tự lật và tự ngẩng đầu nhưng không biết trườn, bò.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1199 lượt xem

Nhỏ nước muối sinh lý cũng không hết ghèn ở mắt bé 10 ngày tuổi thì cần đi khám ở đâu?

Em sinh bé đã được 10 ngày tuổi rồi. Tuy nhiên, từ lúc sinh ra đến giờ mắt bé cứ có ghèn. Em có nhỏ nước muối sinh lý rồi day mắt mà vẫn không thấy đỡ. Em cần cho bé đi khám ở bệnh viện nào thì uy tín ạ? Và bé cần điều trị thế nào, thưa bác sĩ?  

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  680 lượt xem

Trẻ 2 tháng 26 ngày 5 ngày không đi ị, khi thụt thì phân cứng có dính máu thì phải làm gì?

Bé nhà em hiện giờ đang được 2 tháng 26 ngày. Hàng ngày em cho bé bú sữa mẹ và có bổ sung thêm sữa công thức. Sữa công thức bé uống là Nan Việt. Tuy nhiên, bé nhà em đã 5-6 ngày nay không đi ị được. Em phải thụt hậu môn cho bé thì phân đầu ra hơi cứng, tạo thành khuôn. Phân sau lỏng và kèm thêm cả ít máu. Bé đi ị như vậy có bình thường không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  488 lượt xem

Trẻ 5 tháng bú ít, xương sống yếu, không cứng cáp có bị làm sao không?

Hiện bé nhà em đang 5 tháng tuổi, nhưng bé chỉ nặng 5,6kg ạ. Do em không đủ sữa nên em phải bổ sung sữa ngoài cho bé, nhưng bé cũng bú rất ít. Mỗi lần không muốn bú là bé ưỡn người, gồng lên không chịu. Bé hay nghiêng cổ sang bên phải nhưng ngủ thì không chịu nằm ngửa, chỉ nằm nghiêng sang bên trái. Khi bé thì xương sống lưng của bé cũng rất yếu. Cho bé ngồi thử thì lưng cong và đầu đổ về phía trước. Bé như vậy có bị làm sao không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  623 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 2 năm trước
 653 Lượt xem
Tin liên quan
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Có thể do bạn đã quá sạch sẽ đối với trẻ?
Có thể do bạn đã quá sạch sẽ đối với trẻ?

Nếu bạn đang cảm thấy đầy tội lỗi khi để bé ở nhà cửa bị nhiễm khuẩn, để chó cưng chơi đùa trên người bé và không giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thì có lẽ không cần phải lo lắng nhiều đến thế.

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?
Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây