1

Có thể do bạn đã quá sạch sẽ đối với trẻ?

Nếu bạn đang cảm thấy đầy tội lỗi khi để bé ở nhà cửa bị nhiễm khuẩn, để chó cưng chơi đùa trên người bé và không giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thì có lẽ không cần phải lo lắng nhiều đến thế.
Có thể do bạn đã quá sạch sẽ đối với trẻ? Có thể do bạn đã quá sạch sẽ đối với trẻ?

Nội dung chính bài viết:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là điều tốt, tuy nhiên, nếu sạch sẽ quá mức sẽ khiến trẻ ít được phơi nhiễm với vi trùng/vi khuẩn, do đó hệ miễn dịch ít được “nâng cao”, hệ quả là trẻ dễ bị dị ứng, hen suyễn trong tương lai hơn.
  • Đừng quá căng thẳng vì trẻ hay ốm vặt trong những năm đầu đời, đó có thể là tín hiệu tốt cho bé trong thời gian dài.

Có nên giữ trẻ quá sạch sẽ?

Mặc dù đứa con bé bỏng của bạn bây giờ có thể bị cảm nhiều hơn đôi ba lần so với bạn bè trang lứa được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhưng bé sẽ ít phải chịu các bệnh hen suyễn và dị ứng mạn tính sau đó, theo một nghiên cứu mới nhất.

Trong thế kỷ này, số lượng trẻ em bị hen suyễn và dị ứng trên toàn thế giới đã tăng lên đáng kể, đặc biệt ở các nước phát triển. Ở Hoa Kỳ, hen suyễn là bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến gần 5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, các báo cáo cho thấy tỷ lệ hen suyễn tăng 75% từ năm 1980 đến năm 1994, với sự gia tăng đáng ngạc nhiên 160% ở trẻ em dưới 4 tuổi.

Năm 1989, một nhà dịch tễ học viết trong Tạp chí Y học Anh cho rằng sự gia tăng các chứng dị ứng có thể là do giảm quy mô gia đình và mức độ vệ sinh cao hơn, khiến trẻ nhỏ ít bị phơi nhiễm với vi trùng. Điều này dần dần được cho là khiến hệ thống miễn dịch đang phát triển của bé ít có cơ hội được thực hành chống lại những kẻ xâm nhập. Kết quả theo lý tuyết là, hệ thống miễn dịch ít được thực hành thách thức khi được sử dụng đã nhìn nhận các chất vô hại như bụi và phấn hoa như những kẻ xâm phạm nguy hiểm, dẫn đến dị ứng và hen suyễn.

be phan hoa

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể có một số sự thật đối với ý tưởng này, mà đã được biết đến trong giới y học là "giả thuyết về vệ sinh". Năm 1997, một nghiên cứu trên gần 12.000 gia đình ở Anh và Scotland cho thấy, một gia đình càng có nhiều con, thì tỷ lệ mắc bệnh hen càng suy giảm. Một nghiên cứu vào tháng 5/2000 trên Tạp chí Y học Chăm sóc Hô hấp và Trọng lượng của Mỹ cho thấy, trong số gần 1.200 thanh thiếu niên ở Canada, tỷ lệ những người lớn lên ở trang trại ít bị dị ứng hơn những người ở thành thị và ngoại ô là 40%.

Anh chị em, động vật và đi nhà trẻ có điểm gì chung?

Trong một nghiên cứu toàn diện hơn đăng trên Tạp chí Y học New England ngày 24/8/2000, các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona đã theo dõi một nhóm 1.035 trẻ em từ khi mới sinh cho đến khi trẻ 13 tuổi. Họ phát hiện ra rằng, trong số trẻ dưới 6 tháng tuổi, những người có anh chị em lớn tuổi hơn hoặc được cho đi nhà trẻ vào ban ngày có nhiều khả năng có các triệu chứng hen như thở khò khè hơn. Nhưng sau 6 tuổi, tỷ lệ những đứa trẻ này ít bị mắc bệnh hen suyễn hơn là 40%.

Như vậy, “Anh chị em, động vật và đi nhà trẻ có điểm gì chung? Bác sĩ Thomas M. Ball, trợ lý giáo sư về Nhi khoa tại Đại học Arizona và là một trong những tác giả của nghiên cứu hỏi. Nghe có vẻ không được lịch sự lắm nhưng có thể điểm chung đó chính là việc tiếp xúc với lượng phân nhiều hơn. Ball cho rằng, điều thực sự làm giảm mắc bệnh suyễn sau này không hẳn là lượng nhiễm trùng mà trẻ có, mà là lượng tiếp xúc của trẻ với các nội độc tố, đó là những chất được sinh ra bởi vi khuẩn khi chúng chết đi. Phân bao gồm những chất này.

Nhưng điều quan trọng cần ghi nhận từ nghiên cứu của Ball đó là khoảng thời gian cơ hội để tác động đến hệ miễn dịch đang phát triển của bé dường như xảy ra trong những năm đầu đời. Nghiên cứu cho thấy, hệ thống miễn dịch của bé bắt đầu chuẩn bị cho sự tấn công của vi khuẩn ngay cả trước khi sinh, trong đó nhau thai hoạt động như một bộ lọc cho phép một lượng nhỏ các chất gây dị ứng và vi khuẩn vô hại đi qua. Trẻ sơ sinh có vẻ như khi được sinh ra đã có hệ thống miễn dịch ở tình trạng sẵn sàng thách thức với các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, đừng căng thẳng quá nhiều về các trận ốm mà con bạn có thể gặp phải trong những năm đầu đời, đó có thể là tín hiệu tốt cho bé trong thời gian dài.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nhiem khuan
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  616 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Ngoài tích cực cho bé bú mẹ, giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế đến nơi đông người thì cần làm gì để trẻ 3 tháng tăng sức đề kháng?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  506 lượt xem

Bé trai nhà em sinh thường nặng 3,5kg. Hiện bé đã được 3 tháng, mọi thứ đều bình thường. Tuy nhiên, vì em ít sữa nên em buộc phải cho bé bú mẹ kèm thêm sữa ngoài là Nan supreme. Em vẫn ưu tiên cho bé bú mẹ là chính để bé có sức đề kháng từ sữa mẹ. Em nghe nói trẻ khi được 3 - 6 tháng tuổi là sức đề kháng cũng yếu dần, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc hạn chế cho bé đến nơi đông người, vệ sinh sạch sẽ bé và không gian sinh sống, tích cực cho bé bú nhiều sữa mẹ thì em cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé, hạn chế bệnh dịch ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây