1

Quy trình ghép thận - bệnh viện 103

Sau khi ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng, cơ thể sẽ có phản ứng thải bỏ mô ghép. Do đó, người bệnh sau khi được ghép tạng thường phải dùng thuốc chống thải ghép. Ngoài ra, chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là những biện pháp cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân sau ghép tạng.

Các bước chuẩn bị:

Người cho:

  • Phải có nhóm máu phù hợp, không có bệnh lây truyền, bệnh hệ thống, bệnh ung thư… hai thận phải có chức năng tốt và giải phẫu bình thường.
  • Về miễn dịch học và các xét nghiệm cho phép ghép về tương hợp mô (tương hợp về hệ thống DLA, thử chéo, tiền mẫn cảm).
  • Với người cho sống phải làm test tâm lý để họ tự nguyện dù là có quan hệ huyết thống.
  • Với người cho là chết thì cũng phải được tự nguyện hoặc gia đình họ chấp nhận.
  • Ở nhiều nước trên thế giới đã làm thẻ cho phủ tạng tự nguyện để khi chết não có thể xin phủ tạng mà không phải xin ý kiến người thân nữa.

Người nhận:

  • Được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối hoặc mất thận phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng chu kỳ.
  • Tuổi từ 6 tháng đến 64 tuổi – cá biệt có thể cao hơn 70 tuổi.

Chống chỉ định:

  • Bệnh lý ác tính, suy tim không hồi phục, suy hô hấp mạn tính
  • Bệnh gan đang phát triển, bệnh mạch máu (mạch vành, mạch não hoặc ngoại biên), dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh nặng
  • Nhiễm khuẩn mạn tính không đáp ứng với điều trị, người nhiễm HIV/AIDS
  • Rối loạn đông máu nặng, bệnh tâm thần, nghiện rượu nặng… 

Sau khi ghép thận:

  • Triệu chứng lâm sàng và chức năng phản ứng thải bỏ mô ghép thay đổi tuỳ thuộc vào cơ quan ghép.
  • Bệnh nhân thường có sốt và mệt mỏi.
  • Cơ quan ghép thường bị phù nề và mất trương lực.
  • Để đánh giá tình trạng phản ứng thì cần làm các xét nghiệm hoá sinh và chức năng. Qua đó sẽ chẩn đoán phân biệt giữa phản ứng thải bỏ và nhiễm trùng. 

Điều trị:

  • Các steroid có hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt trong việc làm giảm phản ứng thải bỏ (tới 60 – 70% các trường hợp ở giai đoạn thải bỏ cấp). 
  • Có thể phối hợp các steroid với globulin kháng lympho bào
  • Việc điều trị các cơn thải bỏ cấp thường có kết quả. 
  • Việc ngăn ngừa thải ghép mạn ở tất cả bệnh nhân được ghép khác gen cùng loại bằng duy trì các thuốc ức chế miễn dịch trong suốt thời gian sống sau ghép.
  • Dùng imuran hoặc cellcept trong phác đồ điều trị phải theo dõi bạch cầu trong máu.
  • Nếu bạch cầu hạ dưới 4,0 x 103 phải ngừng thuốc, sau 1 – 2 tuần bạch cầu sẽ trở về bình thường và có thể dùng tiếp thuốc nhưng phải giảm liều.
  • Khi dùng thuốc cần phải định lượng nồng độ cyclosporin trong huyết thanh để tăng hay giảm liều sao cho đạt nồng độ tối thiểu.

Tái khám định kỳ:

  • Tháng đầu sau khi xuất viện: 10 ngày tái khám 1 lần.
  • Tháng thứ 2 sau khi xuất viện: 15 ngày tái khám 1 lần.
  • Tháng thứ 3 đến tháng thứ 6: mỗi tháng tái khám 1 lần.
  • Sau 6 tháng nếu bạn cảm thấy không có gì khác lạ hay khó chịu thì có thể 2-3 tháng đi tái khám một lần (khi cảm thấy cơ thể khó chịu hoặc có những biểu hiện không bình thường nên đi kiểm tra ngay).

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 633 Lượt xem
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 728 Lượt xem
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 729 Lượt xem
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? 10:27
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Sỏi thận, tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh, và không phải người bệnh nào cũng tìm được...
 3 năm trước
 554 Lượt xem
Tin liên quan
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận

Thận là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, gồm có hai bên đối xứng nhau và có hình hạt đậu. Thật có nhiệm vụ giúp cơ thể loại bỏ chất thải và lọc máu trước khi đưa máu trở lại tim.

Ghép thận có những rủi ro nào?
Ghép thận có những rủi ro nào?

Ghép thận là một phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị suy thận, giúp người bệnh không phải phụ thuộc lâu dài vào thiết bị lọc máu.

Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.

Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa
Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa

Thận là cơ quan có nhiệm vụ điều hòa độ pH cũng như các chất điện giải như natri, kali trong cơ thể và còn nhiều chức năng quan trọng khác. Có nhiều bệnh lý xảy ra với thận, mỗi bệnh lý có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây