Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non
1. Vì sao hệ tiêu hóa lại quan trọng?
Hệ tiêu hóa được tạo thành từ đường tiêu hóa và gan, tuyến tụy và túi mật. Đường tiêu hóa là các cơ quan rỗng nối trong một ống dài, từ miệng tới hậu môn. Các cơ quan rỗng của đường tiêu hóa là miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Gan, tuyến tụy và túi mật là những cơ quan đặc biệt của hệ tiêu hóa.
Tiêu hóa rất quan trọng bởi cơ thể chúng ta cần chất dinh dưỡng từ thức ăn và đồ uống để hoạt động tốt, khỏe mạnh hơn. Protein, chất béo, carbohydrate, nước, vitamin và khoáng chất là các chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa chia các chất dinh dưỡng này thành các phần nhỏ để cơ thể hấp thu và sử dụng năng lượng, phát triển và tái tạo các tế bào.
- Protein phân hủy thành các axit amin;
- Chất béo phân hủy thành axit béo và glycerol;
- Carbohydrate phân hủy thành đường đơn.
2. Tiêu hóa thức ăn ở ruột non diễn ra như thế nào?
Bạn có thể tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non như sau:
Mỗi bộ phận của hệ tiêu hóa đều làm nhiệm vụ di chuyển thức ăn và chất lỏng qua đường tiêu hóa, chia thức ăn và chất lỏng thành các phần nhỏ hơn. Khi thức ăn được chia nhỏ, cơ thể bạn có thể hấp thụ, chuyển các chất dinh dưỡng tới các nơi cần thiết, các dây thần kinh và hormone giúp kiểm soát quá trình tiêu hóa. Ruột già hấp thụ nước và biến các chất thải của quá trình tiêu hóa thành phân.
2.1 Thức ăn trước khi xuống ruột non
Về quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non, đầu tiên thức ăn được nhai nuốt tại miệng, đưa xuống thực quản, qua cơ vòng thực quản dưới xuống dạ dày. Sau khi thức ăn đi vào dạ dày, các cơ dạ dày trộn thức ăn và chất lỏng với dịch tiêu hóa. Dạ dày từ từ đổ thức ăn đã được xay nhuyễn (vị trấp) vào ruột non.
2.2 Thức ăn tiêu hóa ở tá tràng (phần đầu ruột non)
Đầu tiên tuyến tụy sản xuất dịch tụy có các enzyme tiêu hóa chất đạm, tinh bột và chất béo. Dịch tụy được tiết vào tá tràng của ruột non qua nhú tá tràng (ống tụy Vater). Trong tá tràng, chất nhờn, dịch tụy và mật từ gan được trộn lẫn. Dịch chua từ dạ dày cũng được trung hòa bởi môi trường kiềm của tá tràng. Thức ăn có thể được tiêu hóa ở đây với một lượng nhỏ. Các enzyme mật của tuyến tụy kết thúc quá trình phân hủy hóa học của các thành phần axit trong dạ dày.
Mật được tạo ra từ trong gan, khi tiêu thụ thức ăn có chất béo, cơ thể sẽ giải phóng mật vào ruột non để tiêu hóa chất béo. Nó thực hiện điều này bằng cách nhũ hóa chất béo, phá vỡ các hạt chất béo lớn thành các giọt nhỏ hơn, có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.
2.3 Thức ăn được tiêu hóa ở hỗng tràng và hồi tràng (phần giữa và cuối ruột non)
Từ tá tràng, hỗn hợp thức ăn được chuyển vào đoạn tiếp theo của ruột non, gọi là hỗng tràng, sau đó đến hồi tràng. Diện tích bề mặt bên trong của hỗng tràng và hồi tràng được tăng lên bởi các nếp gấp, nhung mao và vi nhung mao. Các nhung mao làm tăng diện tích bề mặt bên trong của hỗng tràng và hồi tràng, tạo diện tích lớn hơn để hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn thành trong phần này của ruột non. Chất béo và các chất dinh dưỡng khác như glucose và axit amin được hấp thụ ở đây qua thành ruột, vào máu và đưa tới gan.
Hỗng tràng có diện tích bề mặt lớn hơn hồi tràng. Có khoảng 90% quá trình tiêu hóa và hấp thụ diễn ra tại đây. Tuy nhiên, nếu hỗng tràng bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ thì hồi tràng có thể đảm nhiệm vai trò của hỗng tràng. Hồi tràng là nơi cơ thể hấp thụ vitamin B12.
Thức ăn không được tiêu hóa như chất xơ sẽ được chuyển qua van hồi tràng đến ruột già. Sau đó, ruột già hấp thụ lại nước và các chất dinh dưỡng, đẩy phần chất thải ra ngoài cơ thể.
Tại ruột non, hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn đều được cơ thể hấp thụ. Để quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non diễn ra trơn tru nói riêng và các cơ quan trong hệ tiêu hóa nói chung, mỗi người cần chú ý duy trì thói quen cùng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ, giữ tâm lý thoải mái khi ăn,...
.niddk.nih.gov, webmd.com, mydr.com.au
- U mạc treo ruột có nguy hiểm?
- Mạc treo là gì?
- Tháo lồng ruột non thực hiện thế nào?
Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.
Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.
Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?
Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?
Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!
Các chuyên gia cho biết không phải chế độ ăn dựa trên thực vật nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng thì một số chế độ ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các vitamin nhóm B có lợi ích như thế nào? Mỗi ngày cần tiêu thụ bao nhiêu? Điều gì sẽ xảy ra nếu bị thiếu hụt hoặc tiêu thụ quá nhiều vitamin B?… Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit phytic chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt và đậu có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt và kẽm.
Việt quất chứa ít calo và vô cùng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn được coi là một loại “siêu thực phẩm” nhờ chứa một lượng lớn vitamin, hợp chất thực vật có lợi và chất chống oxy hóa.
Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.