1

Phương pháp điều trị tật cận thị ở trẻ nhỏ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Cận thị

  • Cận thị là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất trong các loại tật khúc xạ không chỉ vì nó là loại phổ biến nhất mà còn vì nó có thể dẫn tới các nguy cơ như rách hay bong võng mạc hoặc tăng nhãn áp.
  • Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực và là yếu tố gây cản trở cho hoạt hàng ngày và việc chọn nghề nghiệp.
  • Mắt cận thị có công suất của quang hệ (giác mạc và thủy tinh thể) có độ hội tụ quá mạnh so với chiều dài trục trước sau của nhãn cầu.

Tỉ lệ cận thị

  • Cận thị – 0.50D chiếm tỉ lệ thấp <5% ở nhóm trẻ 5 tuổi. Tỉ lệ cận thị gia tăng ở lứa tuổi bắt đầu đi học và nhóm vị thành niên. Ở Mỹ và một số nước phát triển tỉ lệ cận thị ở lứa tuổi thiêu niên là 20 – 25% và lứa tuổi thanh niên là 25-35%. Theo một số báo cáo tỉ lệ cận thị ở một số vùng thuộc châu Á tỉ lệ này cao hơn.
  • Tỉ lệ cận thị giảm dần ở lứa tuổi trên 45 và giảm còn 20% ở lứa tuổi 65 và xuống tới 14% ở lứa tuổi 70. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cận thị ở nữ giới cao hơn nam giới một chút.
  • Tỉ lệ cận thị cũng cao hơn ở nhóm người có thu nhập cao và có trình độ học vấn, và cận thị cũng cao hơn ở nhóm những người có công việc đòi hỏi làm việc ở thị giác gần với cường độ cao.

Điều trị

Mục tiêu của việc điều trị cho bệnh nhân cận thị là thị giác rõ nét và thoải mái, tình trạng thị giác hai mắt hiệu quả, các thoái hóa trên võng mạc được theo dõi và kiểm soát.

Điều chỉnh quang học

  • Các điều chỉnh quang học thông dụng nhất hiện tại là kính gọng và kính tiếp xúc.
  • Kính gọng và kính tiếp xúc có các lợi điểm khác nhau trong việc điều chỉnh cận thị.
  • Các lợi điểm của kính gọng:
  • Rẻ tiền
  • Kính gọng sẽ an toàn cho mắt nhất là khi tròng kính làm bằng chất liệu nhựa hoặc Polycarbonate.
  • Các điều trị chỉnh quang khác có thể phối hợp với kính gọng như: lăng kính, kính 2 tròng, kính công suất tăng dần (có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng khác như lác ẩn trong, các rối loạn điều tiết đi kèm với cận thị).
  • Khi đeo kính gọng bệnh nhân sẽ ít phải điều tiết hơn khi đeo kính tiếp xúc do đó sẽ thoải mái hơn nhất là cho những bệnh nhân tiến đến gần tuổi lão thị.
  • Điều chỉnh loạn thị bằng kính gọng sẽ dễ dàng và chính xác hơn khi đeo kính tiếp xúc.
  • Các lợi điểm của đeo kính tiếp xúc:
  • Có tính thẩm mỹ cao hơn kính gọng.
  • Cho hình ảnh võng mạc có kích thước lớn hơn kính gọng nhất là trong các trường hợp cận thị nặng.
  • Trong các trường hợp bất đồng khúc xạ kính tiếp xúc ít gây bất đồng ảnh võng mạc hơn.
  • Kính tiếp xúc làm giảm đáng kể các khó chịu do sức nặng của gọng kính, thị trường bị thu hẹp, và tác dụng lặng kính mà bệnh nhân gặp phải khi đeo kính gọng.
  • Kính tiếp xúc (loại cứng thấm khí) có khả năng làm giảm sự tiến triển của cận thị do tác dụng làm dẹt giác mạc.

Huấn luyện thị giác

Chỉnh giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng thấm khí (Orthokertology)

  • Đây là phương pháp sử dụng các kính tiếp xúc cứng thấm khí đeo trong một thời gian nhất định (vài tuần đến vài tháng). Việc đeo loại kính nay giúp làm dẹt vùng trung tâm giác mạc trong một thời gian (sau khi đã tháo kính tiếp xúc ra). Điều này giúp điều chỉnh được cận thị.
  • Có một số nghiên cứu đang được tiến hành về việc ứng dụng loại kính này để kiểm soát việc gia tăng độ cận thị ở trẻ em.

Vệ sinh thị giác

  • Khi đọc sách hoặc làm các công việc đòi hỏi nỗ lực thị giác cao ở thị giác gần cần nghỉ ngơi mắt mỗi 45 phút. Khi nghỉ cần đứng lên đi lại và nhìn ra xa.
  • Khoảng cách đọc sách cần phù hợp. Khoảng cách lý tưởng để đọc sách được đo từ đầu ngón tay cái và ngón trỏ khi cong lại tới cùi chỏ.
  • Khi đọc sách cần có đủ ánh sáng. Ngoài ánh sáng trong phòng cần một ngọn đèn để bàn và cách chiếu sáng tốt nhất là từ sau chiếu qua vai hơn là chiếu trực tiếp từ phía trước để tránh phản xạ vào mắt chúng ta.
  • Khi đọc sách hoặc làm máy tính ta cần ngồi ngay ngắn giữ cho lưng thẳng và thư giãn.
  • Đối với trẻ nhỏ cần hạn chế thời gian xem truyền hình và chơi Video game.
  • Ngồi cách truyền hình khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình (khoảng 2.5 đến 3m).
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời, điều này giúp cho mắt nhìn xa và thị giác được thư giãn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  894 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1115 lượt xem

Có phương pháp tự nhiên nào chữa ho cho trẻ 3 tháng tuổi không?

Bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Hai hôm nay bé nhà em hay hắt xì rồi ho có đờm nữa. Có phương pháp tự nhiên nào để chữa ho cho bé không ạ? Vì em không muốn bé dùng thuốc tây ạ.

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  352 lượt xem

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1066 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  867 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 661 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 611 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12124 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 635 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây