1

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ - bệnh viện 103

1. Khám lượng giá chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do đột quị não

Trước một bệnh nhân liệt nửa người do đột quị não, khám lượng giá chức năng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá, tiên lượng và lập kế hoạch chương trình phục hồi chức năng cho phù hợp với bệnh nhân đó.

Các phương pháp lượng giá chức năng

1.1. Lượng giá ý thức theo thang điểm Glassgow

Nhận định trong ý thức: 3điểm: hôn mê sâu, 4,5điểm là tình trạng xấu, 6-10điểm là tiến triển xấu, > 10điểm là rối loạn ý thức nhẹ.

1.2. Đánh giá sức cơ chia làm 6 bậc

  • Bậc 0: không có dấu hiêu co cơ
  • Bậc 1: cơ cơ yếu. Không gây được cử động. Chỉ sờ thấy gân cơ đó co hoặc nhìn thấy cơ co nhẹ.
  • Bậc 2: Co hết tầm vận động với điều kiện loại bỏ bớt trọng lượng của chi.
  • Bậc 3: Co hết tầm, thắng được trọng lực của chi.
  • Bậc 4: Thắng được sức cản nhẹ.
  • Bậc 5: Co cơ bình thường

1.3. Đánh giá mức độ liệt theo Henry và cộng sự (1984):

5 độ: giống sức cơ từ bậc 4 – 0

1.4. Lượng giá về nhận thức (đánh giá chức năng cao cấp của não)

  • Định hướng
  • Độ tập trung
  • Trí nhớ
  • Ngôn ngữ
  • Mất thực dụng

1.5. Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày theo Barthel

2. Một số kỹ thuật phục hồi chức năng

2.1. Các bài tập ở tư thế nằm

– Tư thế phòng ngừa và chống lại mẫu co cứng.

  • Nằm ngửa: Đầu người bệnh nghiêng sang bên liệt. Tay liệt ở tư thế dạng, cánh tay xoay ngoài, cẳng tay duỗi và ngửa, cổ tay tay bàn tay và các ngón tay ở tư thế duỗi. Thân người kê gối đệm cho dài hơn bên lành. Chân liệt kê gối ở khoeo chân để khớp háng gấp 15º, khớp gối gấp 30 – 45º, bàn chân đệm gối để vuông góc với cẳng chân.
  • Nằm sấp: cũng dùng gối, đệm để ở tư thế chống lại mẫu co cứng giống như tư thế nằm ngửa.

– Tập vận động thụ động: trong thời gian phải nằm bất động càn tiến hành xoa bóp và tập vận động thụ động phù hợp với tình trạng của người bệnh. Các bài tập vận động thụ động có vai trò quan trọng để duy trì tầm vận động của khớp, chống thiếu máu, phòng loét và chống lại sự co rút cơ, biến dạng khớp. Các bài tập thụ động cần làm hàng ngày. Xoay trở mình chống loét: 2 giờ trở mình một lần.

– Các bài tập vận động chủ động

  • Xoay người sang bên liệt: bệnh nhân tự thực hiện dễ dàng.
  • Xoay người sang bên lành: Dùng tay lành đặt tay liệt lên bụng, đưa bàn chân lành vào dưới cổ chân liệt, tay lành nắm vai liệt lắc mạnh để xoay người sang bên lành. Nếu bệnh nhân chưa tự xoay được kỹ thuật viên hỗ trợ bằng cách đẩy vai và mông bên liệt của người bệnh để trợ giúp.

– Tự kéo mình để ngồi dậy: Dùng sợi dây cột ở cuối giường hoặc dây treo ở trên trần để kéo người ngồi dậy.

– Tự ngồi dậy: Nghiêng thân mình về bên lành, dùng tay lành chống khuỷu tay xuống giường rồi đẩy mình ngồi dậy. Cách khác nghiêng người sang bên liệt dùng tay lành chống xuống giường từ bên liệt để đẩy người ngồi dậy.

– Tập trồi lên và tụt xuống trên giường bằng cách nắm chặt thanh đầu giường dùng cổ và chân không liệt để trợ lực.

– Tập ngồi cạnh giường: Chỉ áp dụng khi bệnh nhân có đủ khả năng: bệnh nhân nằm sát ra thành giường xoay mình nằm nghiêng, bàn chân không liệt đưa xuống dưới cổ chân liệt. Ngồi dậy từ bên liệt và bên lành giống như động tác ngồi dậy trên giường, điểm khác là khi ngồi dậy thì dùng chân lành đưa cả chân liệt ra ngoài thành giường. Khi ngồi 2 bàn chân để vững chắc trên sàn nhà hay trên ghế để giữ thăng bằng.

– Dùng tay lành và chân lành tập các động tác có thể được cho tay và chân liệt.

2.2. Các bài tập ở tư thế ngồi

  •  Tập giữ thăng bằng ở tư thế ngồi thẳng
  •  Tập ngồi nghiêng sang bên không liệt
  •  Tập ngồi nghiêng sang bên liệt
  •  Tập vận động chi ở tư thế ngồi

2.3. Tập đứng dậy

– Bệnh nhân ngồi vững chắc trên ghế đặt giữa hai thanh song song (hoặc ngồi trên xe lăn, phải khóa bánh xe lại). Lúc đầu có thể đệm gối dưới ghế cho cao hơn để bệnh nhân dễ đứng dậy, bỏ dần gối để bệnh nhân đứng dậy từ tư thế thấp hơn. Bệnh nhân dùng tay lành nắm chặt vào thanh song song để đứng lên và ngồi xuống.

– Tập đứng giữ thăng bằng

– Tập đứng dồn trọng lực vào chân liệt

2.4. Tập đi có người hỗ trợ, tập đi với gậy, tập đi trong thanh song song.

  • Cách đi thứ nhất: đưa chân lành lên trước; chuyển trọng lượng có thể lên gậy chống hoặc thanh song song bước chân lành lên một bàn chân rồi chuyển trọng lượng lên chân lành để đưa chân liệt lên ngang bằng.
  • Cách thứ hai: Đưa chân liệt lên trước: chuyển trọng lượng lên chân lành đưa chân liệt lên một bàn chân, chuyển trọng lượng lên gậy hoặc thang dóng đưa chân lành lên ngang bằng.
  • Cách đi thứ ba: Đi theo hai trụ, cách đi này ít vững chắc nhưng hiệu quả cao (ứng dụng cho bệnh nhân sức cơ bên liệt đã tốt hơn): bắt đầu với trọng lượng chi thể dồn lên chân liệt và gậy chống (thanh song song). Bước chân lành lên một bàn chân: dồn trọng lượng lên chân lành đưa chân liệt lên hai bàn chân đồng thời đưa gậy chống lên ngang chân liệt.
  • Tập đi trên địa hình phức tạp hơn, đường gồ ghề.
  • Tập lên xuống cầu thang: nguyên tắc đưa chân lành lên trước khi xuống cầu thang đi thụt lùi chân liệt xuống trước.

2.5. Các bài tập vậ động chủ động với dụng cụ

  • Tập trên bánh xe quay tay
  • Tập với dòng dọc dây kéo
  • Tập với thang dóng
  • Tập với xe đạp
  • Tập xếp hình
  • Tập với bàn tập tay chống co gấp các ngón tay
  • Tập trên dụng cụ đa năng

3. Hoạt động trị liệu

  • Tập tự chăm sóc bản thân: đánh răng, rửa mặt, tắm giặt, thay quần áo, đi giày.
  • Tập làm việc nhà.
  • Tập các hoạt động nghề nghiệp.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 02:26
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Khoảng 200.000 người Việt sẽ thoát khỏi nguy cơ đột quỵ mỗi năm, hơn 50% trong số đó có thể tránh "đột tử" và 90% bệnh nhân không phải sống chung...
 3 năm trước
 815 Lượt xem
ĐỘT QUỴ DƯỚI GÓC NHÌN CHUYÊN GIA LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN KỊP THỜI? ĐỘT QUỴ DƯỚI GÓC NHÌN CHUYÊN GIA LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN KỊP THỜI? 08:16
ĐỘT QUỴ DƯỚI GÓC NHÌN CHUYÊN GIA LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN KỊP THỜI?
Những ngày gần đây, đột quỵ đang trở thành một chủ đề nóng hổi được dư luận bàn tán xôn xao. Thực tế, đây là một căn bệnh không trừ một ai và có tỷ...
 3 năm trước
 657 Lượt xem
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây