1

Phụ nữ làm chủ sức khỏe của mình với bí quyết tập thể dục sàn chậu sau sanh đúng cách - Bệnh viện Từ Dũ

Thể dục sàn chậu là phần không thể thiếu trong việc phục hồi sức khỏe toàn diện sau sanh cho phụ nữ. Thể dục sàn chậu không những giúp chị em lấy lại vóc dáng mà còn kiểm soát tốt hoạt động đi tiêu tiểu, rút các khối sa đi vào trong âm đạo để về vị trí bình thường, làm khỏe mạnh, săn chắc, khít chặt cấu trúc âm đạo bị dãn nhão do mang thai và sanh, đảm bảo chất lượng cuộc sống vợ chồng.

Tập thể dục đều đặn sau sanh đem lại lợi ích sức khỏe thể chất, tinh thần, ngăn ngừa và cải thiện trầm cảm sau sanh, giữ gìn sắc đẹp cho phụ nữ từ đó người mẹ có đủ sức khỏe chăm sóc em bé và tự tin trong cuộc sống.

Những hoạt động thể dục được khuyến khích sau sanh như: đi bộ, bơi hoặc tham gia lớp hướng dẫn tập thể dục sau sanh trong đó luôn gồm tập phục hồi sàn chậu nữ.

Bạn cần lưu ý:

  • Tham vấn bác sỹ, vật lý trị liệu ngay trước khi bạn có ý định tập thể dục sàn chậu sau sanh để kiểm tra xem tình trạng cơ thể bạn có phù hợp để tập thể dục không hoặc để tư vấn bài tập thích hợp tránh gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe của bạn .
  • Ứng với mỗi giai đoạn hậu sản sẽ có những hoạt động thể dục phù hợp tương ứng, như vậy bạn cũng cần tham vấn bác sỹ, vật lý trị liệu suốt quá trình tập thể dục để có sự điều chỉnh phù hợp.

Lợi ích của tập thể dục sàn chậu sau sanh

  • Chống lại mệt mỏi, giảm stress, phòng ngừa và cải thiện trầm cảm sau sanh.
  • Cải thiện giấc ngủ tốt hơn, điều chỉnh tình trạng mất ngủ sau sanh.
  • Làm mạnh hơn khối cơ lưng, cơ bụng giúp cải thiện đau lưng và hở cơ bụng do mang thai gây ra.
  • Làm mạnh hệ thống cơ ở tay, chân, mông, đùi
  • Lấy lại vóc dáng săn chắc và gọn gàng.
  • Giúp kiểm soát cân nặng.
  • Điều chỉnh tư thế tốt tránh gây chấn thương lên cột sống do sinh hoạt, vận động sai tư thế và tăng giữ cân bằng cho mẹ tránh té ngã.
  • Giúp phục hồi thể trạng và sức khỏe sau sanh.
  • Giúp phục hồi cấu trúc sàn chậu sau sanh, phòng ngừa và điều trị hiệu quả các tình trạng són tiểu, són hơi /phân, sa tử cung / bàng quang / trực tràng, giãn nhão âm đạo.
  • Tăng khả năng đương đầu với những yêu cầu sức khỏe về vai trò người mẹ chăm sóc bé sau sanh.

Tập thể dục sàn chậu sau sanh như thế nào?

  • Đều đặn, mỗi lần 30 phút
  • Tập mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần
  • Tập thành thói quen và duy trì luôn đến ít nhất 6 tuần sau sanh, hoặc lâu hơn
  • Luôn có phần khởi động và thư giãn lúc bắt đầu và kết thúc buổi tập
  • Mỗi lần tập thể dục dành 10 phút tập chuyên biệt cơ sàn chậu ở phía trong âm đạo (bài tập Kegel co khít âm đạo gồm: co nhanh 30 lần và co giữ 10 lần mỗi lần 3-10 giây), hoặc tập riêng bằng cách gắn với 5-6 thói quen hàng ngày ví dụ mỗi lần cho bé bú hoặc bất cứ khi nào nhớ ra và thuận tiện.
  • Có nhiều tư thế lựa chọn phù hợp với bạn để tập cùng một dạng bài thể dục.
  • Uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, không để bụng quá no trước khi tập.
  • Mặc quần áo thoải mái, thấm mồ hôi tránh để tăng nhiệt độ cơ thể quá mức.
  • Luôn có một địa chỉ tư vấn bác sĩ, người có chuyên môn khi cần thiết.

Khi nào chúng ta bắt đầu tập thể dục sàn chậu sau sanh

  • Với sản phụ sanh thường hoặc sanh giúp thì bắt đầu từ ngày thứ 2 sau sanh, khi sức khỏe và tinh thần người mẹ cảm thấy sẵn sàng cho việc tập luyện.
  • Với sản phụ sanh mổ sẽ bắt đầu từ ngày thứ 6 sau mổ, khi sức khỏe và tinh thần cảm thấy sẵn sàng cho việc tập luyện.
  • Lưu ý: việc tập luyện này không ảnh hưởng đến vết may ở cửa mình hoặc vết mổ.
  • Tập luyện trở lại các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ sẽ thực hiện từ sau hết 6 tuần hậu sản với sản phụ sanh thường hoặc sanh giúp và 3 tháng sau đối với sản phụ sanh mổ, khi cuộc kiểm tra sức khỏe sau sanh ổn định.

Các dấu hiệu báo động khi tập thể dục cần ngưng tập ngay, tư vấn bác sĩ

  • Đau đầu, đau ngực
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Tim đập nhanh, hồi hộp
  • Sưng, phù mặt, tay hoặc chân
  • Đau, vọp bẻ chân hay cơ bụng
  • Đau lưng nhiều
  • Đi lại đau nhức, khó khăn
  • Ra huyết âm đạo nhiều
  • Thận trọng với các tình trang sau đây để tư vấn tập thể dục thích hợp:
  • Thiếu máu
  • Bệnh tim, phổi nặng
  • Tăng huyết áp
  • Tiểu đường
  • Động kinh
  • Dùng thuốc chống trầm cảm
  • Giới hạn vận động
  • Suy nhược

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bị dọa sanh non, nhà ở tỉnh xa, mẹ bầu chưa muốn ra viện?

Mang thai hơn 27 tuần, gần đây em thấy có các triệu chứng dọa sanh non là ra huyết, đau bụng, mỏi lưng và gò tử cung nhiều. Nhập viện Phụ sản TW cấp cứu và điều trị 3 hôm, bsĩ đã tiêm 4 mũi pt phổi cho bé và tiêm kháng sinh cho em. Nay, bs bảo có thể ra viện, nhưng nhà ở tỉnh xa, em sợ về nhỡ có gì bất trắc, xử lý không kịp. Mong bs tư vấn giúp?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  366 lượt xem

Bệnh viện có sẵn huyết thanh để tiêm cho em bé không?

Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  876 lượt xem

Muốn chích ngừa Anti-d tại Bệnh viện Phụ sản TW?

Vợ tôi thuộc nhóm máu O, Rh -. Cô ấy đang khám thai ở Bệnh viện tỉnh. Nhưng khi thai đến tuần 29, tôi muốn đưa vợ đến chích Anti-d tại Bv Phụ sản TW cho an toàn hơn, có được không? Vậy giá 1 mũi tiêm là bao nhiêu tiền để tôi còn chuẩn bị mang theo đây?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1189 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  520 lượt xem

Muốn sinh ở Bệnh viện Phụ sản TW, có được không?

Mang bầu được 28 tuần, em đã tiêm ngừa uốn ván mũi đầu. Do nhà ở xa nên từ khi mang thai đến nay em chưa có điều kiện lên Bệnh viện lớn để kiểm tra. Hàng tháng, đi siêu âm ở phòng mạch tư nhân, bs bảo các chỉ số đều bình thường. Nay, em muốn đăng kí sinh ở Bệnh viện Phụ sản TW, thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  485 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 708 Lượt xem
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 01:59
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bên cạnh những phương pháp sàng lọc trước sinh như Double Test, Triple Test, NIPT, chọc ối cũng là một phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh lý...
 3 năm trước
 1936 Lượt xem
LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI 02:47
LẬP HỒ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
 Link youtube: https://www.youtube.com/watch?v=b476QDNebvITừ tuần thai thứ 36, khách hàng có thể đến 1 trong 3 cơ sở của Bệnh viện...
 3 năm trước
 480 Lượt xem
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 03:40
Nhật ký vượt cạn của mẹ bầu "hoa hậu" tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
"...thực sự, những điều này mình chỉ cảm nhận được từ mẹ mình thôi, ở những bác sĩ khác dù có đi thăm khám nhiều nơi rồi nhưng chưa bao giờ cảm...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:34
Lưu giữ khoảnh khắc chào đời, trải nghiệm cắt dây rốn cho con khi sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, mẹ đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc. Giây phút đầu tiên con cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ muốn lưu giữ lại tất...
 3 năm trước
 947 Lượt xem
Tin liên quan
Cách tự cổ vũ mình trong quá trình mang thai
Cách tự cổ vũ mình trong quá trình mang thai

Có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh là cả một nỗ lực không ngừng của cả bạn, bác sĩ và nhóm hỗ trợ chăm sóc cho bạn. Tự bản thân là một người tham gia tích cực trong việc chăm sóc và hỗ trợ mình sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra. Dưới đây là những gì bạn cần biết để trở thành người tự cổ vũ chính mình tốt nhất.

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây