1

Phân loại điếc và các biện pháp phòng tránh - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Phân chia các loại  điếc

Ngày nay nghành thính học đã phát triển mạnh mẽ,việc đo sức nghe, chẩn đoán điếc đã có nhiều tiến bộ với các máy móc hiện đại có thể giúp được thầy thuốc chẩn đoán chính xác vùng bị tổn thương và mức độ tổn thương.

  • Điếc dẫn truyền
  • Điếc tiếp nhận hay hỗn hợp.

Phân hạng các loại điếc:

  • Điếc nhẹ  20 – 40 dB
  • Điếc vừa  40 – 60 dB
  • Điếc nặng  60 – 80 dB
  • Điếc đặc > 80 dB

Nguyên nhân các loại điếc

Bệnh của tai ngoài.

  • Nút ráy tai và dị vật tai gây ra giảm sức nghe khi bịt kín ống tai. Ví dụ một nút ráy tai gây ra nghe kém nhưng lúc đi tắm, nước vào tai làm dãn nở nút ráy, bịt kín ống tai, triệu chứng nghe kém trở nên rõ rệt. Đây là trường hợp điếc dẫn truyền kiểu đơn thuần.
  • Dị dạng: Nếu dị dạng chỉ khu trú ở tai ngoài (vành tai nhỏ, tịt ống tai ngoài) hoặc có thêm hoặc chỉ có dị dạng tai giữa (các kiểu dị dạng của chuỗi xương con) điếc dẫn truyền đơn thuần. Nếu kèm thêm dị dạng tai trong: điếc hỗn hợp.

Tắc vòi nhĩ

  • Giai đoạn tắc vòi đơn thuần: điếc dẫn truyền đơn thuần nhất thời. Khi vòi nhĩ thông trở lại thì thính giác trở về bình thường.
  • Giai đoạn có tiết dịch: là sự kéo dài của giai đoạn trước. Áp lực tâm và dịch tiết ở hòm nhĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các cửa sổ hoặc do các hiện tượng vận mạch phản xạ của tai trong nên điếc nhiều khi biểu hiện tính chất hỗn hợp. điều trị nguyên nhân và đặt ống thông hơi hòm nhĩ thường dẫn tới kết quả phục hồi nguyên trạng, dù đã có biểu hiện sự tham gia của tai trong.
  • Giai đoạn xơ dính: chất dịch nhầy quánh lại, biến thành xơ dính, hòm nhĩ xẹp. Điếc thường có tính chất hỗn hợp, rất khó hồi phục.

Viêm tai giữa:

  • Bao gồm viêm tai giữa cấp tính.
  • Gồm có điếc dẫn truyền đơn thuần.
  • Trường hợp có phản ứng mê nhĩ thì biểu hiện điếc hỗn hợp.
  • Viêm tai giữa mãn tính chia ra làm 2 loại: đơn giản và loại có cholesteatoma

Có phòng tránh điếc được không?

Điếc do các nguyên nhân trong thời kỳ mang thai:

  • Khi mang thai mẹ bị các bệnh do virut như bệnh sởi, giang mai; mẹ dùng các thuốc gây độc cho tai như quinin, streptomycin...
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng, bị ngạt, vàng da hay phải dùng các thủ thuật phoóc-xép, giác hút...
  • Để phòng bệnh điếc cho con, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần tiêm phòng một số bệnh trong đó có tiêm phòng bệnh sởi nếu khi nhỏ chưa tiêm; khám phát hiện và điều trị kịp thời bệnh giang mai; không sử dụng các thuốc gây độc cho tai; điều trị tích cực cho trẻ bị vàng da sau khi sinh.

Điếc mắc phải: 

  • Trẻ nhỏ bị mắc các bệnh do virut như sởi, quai bị, viêm màng não, viêm tai ngoài, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tai trong, viêm tai giữa thanh dịch  là nguyên nhân thường gặp gây nghe kém ở trẻ em;
  • Do dùng các thuốc kháng sinh: streptomycin, gentamycin, quinin, chloroquin; chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt tổn thương đến tai;
  • Ảnh hưởng của tiếng ồn liên tục, tiếng nổ lớn hay tiếng nhạc quá to;
  • Người cao tuổi, hệ thống thính giác bị lão hóa và gây điếc.

Muốn phòng tránh điếc cần làm tốt các việc như sau:

  • Cho trẻ em tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng đầy đủ;
  • Phải thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em, tuyệt đối tránh các loại thuốc gây ngộ độc cho tai;
  • Khám và điều trị triệt để các nhiễm khuẩn tai;
  • Dùng dụng cụ bảo hộ lao động và cải thiện điều kiện lao động tránh tác hại của tiếng ồn...

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA “BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA 03:14
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
 Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi...
 3 năm trước
 492 Lượt xem
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ 06:04
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ
 “BÍ KÍP” PHÒNG BỆNH TAI MŨI HỌNG CHO TRẺ NHỎ 
 3 năm trước
 452 Lượt xem
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN 03:02
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
Viêm tai ứ dịch dễ gặp nhất là ở độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi. Đa số trẻ được điều trị khỏi trong vòng 3 tháng. Nhưng có đến 30 - 40% trong số đó...
 2 năm trước
 606 Lượt xem
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 13:59
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Trẻ nhỏ viêm amidan, viêm VA cần xử lý thế nào?
 3 năm trước
 587 Lượt xem
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền 10:14
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền
Cắt amidan tại bệnh viện Thu Cúc được áp dụng công nghệ dao plasma plus hiện đại giúp giảm thiểu đau, chảy máu. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân...
 3 năm trước
 697 Lượt xem
Tin liên quan
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?

Dầu ô liu là một trong những loại dầu ăn được sử dụng phổ biến nhất và là loại thực phẩm chính ở nhiều nước trên thế giới. Dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh khác. Thậm chí, dầu ô liu còn được sử dụng để loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai.

Có nên dùng oxy già để loại bỏ ráy tai không?
Có nên dùng oxy già để loại bỏ ráy tai không?

Hydrogen peroxide có trong rất nhiều loại thuốc nhỏ tai. Thành phần này gây ra hiện tượng sủi bọt (do giải phóng khí oxy), nhờ đó khiến cho ráy tai mềm và bong ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây