Phân biệt tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát
1. Thế nào là huyết áp?
Lực tác động của máu lên thành các động mạch được gọi là huyết áp. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp.
2. Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn bình thường. Bệnh có thể tiến triển mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh có thể có những biến chứng trầm trọng như đau tim, đột quỵ.
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là hai số đo được dùng để đo huyết áp. Khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với mức bình thường thì bạn được xác định là bị cao huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi trị số trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp nhau.
Nếu chỉ số của bạn thấp hơn 120/80 mmHg thì huyết áp của bạn ở mức bình thường.
Nếu chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg hoặc cao hơn nhưng dưới mức 140/90 mmHg thì được gọi là tiền tăng huyết áp.
3. Thế nào là tăng huyết áp nguyên phát?
Tăng huyết áp nguyên phát là loại tăng huyết áp phổ biến nhất với 95% trường hợp mắc bệnh và các trường hợp này có biến chứng dần theo thời gian.
Tăng huyết áp nguyên phát thường không thể xác định được nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể, chính vì vậy nó còn được gọi là tăng huyết áp vô căn.
4. Thế nào là tăng huyết áp thứ phát?
Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng tăng huyết áp mà bác sĩ xác định được nguyên nhân gây nên tăng huyết áp.
Có khoảng từ 5-10% trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát.
5. Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát không xác định được nguyên nhân rõ ràng, chính vì vậy nghiên cứu chỉ cho thấy có sự liên kết giữa tăng huyết áp với một số yếu tố nguy cơ gồm:
- Người lớn tuổi: Mạch máu mất dần độ đàn hồi ở người cao tuổi dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. So với nam giới cùng nhóm tuổi thì phụ nữ từ tuổi 60 trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn;
- Yếu tố di truyền: Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể bị tăng huyết áp. Lý giải điều này là do gia đình có tiền sử bị tăng huyết áp;
- Đối tượng bị béo phì, đái tháo đường: Thói quen ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không cân bằng khiến cho số người béo phì và đái tháo đường tăng lên. Đây chính là hai nhân tố làm tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp;
- Muối: Nếu cơ thể tiêu thụ thụ quá nhiều muối, bạn sẽ dễ bị tăng huyết áp bởi muối làm tăng khả năng giữ nước.
6. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Khác với tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thứ phát luôn xác định được rõ nguyên nhân.
Một số nguyên nhân khiến bạn bị tăng huyết áp thứ phát như:
- Do rối loạn hóc môn ở tuyến thượng thận;
- Do bệnh lý như suy thận, u thận hay tắc mạch vùng thận;
- Do một số tác dụng phụ của thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân...;
- Do chứng rối loạn hô hấp khi ngủ;
- Thai phụ mang thai lần đầu và biến chứng như bệnh tiền sản giật;
- Do khiếm khuyết bẩm sinh như bệnh hẹp eo động mạch chủ.
Việc xác định được sớm nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trở nên đơn giản hơn.
7. Kiểm soát huyết áp bằng cách nào?
Việc điều trị tăng huyết áp cần sự tuân thủ của người bệnh. Một số phương pháp giúp người bệnh kiểm soát huyết áp có thể kể đến gồm:
- Thường xuyên theo dõi huyết áp giúp bạn ghi nhận được các chỉ số huyết áp để đánh giá hiệu quả của những phương pháp mình đang điều trị, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Bạn có thể mua cho mình một chiếc máy đo huyết áp cá nhân để việc kiểm tra huyết áp tại nhà trở nên dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm hơn. Máy đo huyết áp Omron - thương hiệu đến từ Nhật Bản được các bác sĩ, chuyên gia và nhiều người tin dùng. Sản phẩm dễ sử dụng, lưu giữ kết quả giữa các lần đo nên phù hợp cho việc theo dõi huyết áp tại nhà;
- Chỉnh liều thuốc hạ áp một cách thích hợp;
- Thay đổi lối sống, thực hiện lối sống lành mạnh: Giảm cân, giảm ăn muối và chất béo bão hòa, tập thể dục thường xuyên, nên tránh chất kích thích, hạn chế hút thuốc lá, kể cả hút thuốc thụ động;
- Kiểm soát tốt các bệnh lý khác.
Tình trạng tăng huyết áp sẽ được cải thiện nếu phát hiện được sớm nguyên nhân gây bệnh. Để điều trị tăng huyết áp một cách hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.
Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.
Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.
Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.
Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?