Phân biệt căng cơ - bong gân, hướng dẫn cách sơ cứu
1. Như thế nào là bong gân và căng cơ?
- Bong gân là tình trạng các dây chằng - mô khớp nối hai hoặc nhiều xương với nhau bị chấn thương. Khi bị bong gân, một hoặc nhiều dây chằng sẽ bị dãn hoặc bị rách. Bong gân thường gặp nhất ở cổ chân, thỉnh thoảng gặp ở cổ tay.
- Căng cơ là tình trạng các cơ căng giãn vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường gặp nhất là cổ tay, cổ chân, thắt lưng, cổ, cơ bụng chân và cơ đùi.
2. Triệu chứng khi bị bong gân và căng cơ
- Triệu chứng bong gân thường gặp là: Đau, sưng, bầm tím, không thể cử động được vùng khớp bị bong gân. Người bị bong gân có thể bị từ mức độ nhẹ đến nặng hoặc rất nặng.
- Triệu chứng căng cơ thường gặp là: Đau, cơ bị co thắt, yếu, sưng, khó cử động, chuột rút. Nếu căng cơ mức độ nặng tức cơ hoặc gân bị đứt hoàn toàn thì người bệnh sẽ rất đau và không cử động được.
3. Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bong gân và căng cơ
Khi bị bong gân và căng cơ, người bệnh cần dừng cử động và thực hiện các cách sơ cứu sau trong vòng 48 giờ:
- Nghỉ ngơi: Hạn chế hoàn toàn các cử động để vùng bị thương nghỉ ngơi đến khi giảm đau.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh vùng bị thương ngay lập tức, thực hiện 4 - 8 lần/ngày và khoảng 10 - 15 phút/lần. Cách này sẽ giúp giảm sưng. Sau khoảng 2 ngày chườm lạnh thì chuyển sang ngâm nước ấm.
- Cố định khớp: Sử dụng loại băng vải có độ đàn hồi cao băng vùng bị bong gân và căng cơ khoảng 2 ngày, lưu ý không nên băng quá chặt. Cách này giúp giảm sưng.
- Nâng cao vùng bị thương: Nâng hoặc kê cao vùng bị thương so với tim để làm giảm tình trạng sưng phù.
4. Bị bong gân và căng cơ khi nào thì gọi bác sĩ?
Khi bị bong gân và căng cơ với các dấu hiệu sau, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế hoặc gọi bác sĩ:
- Cảm thấy đau nhiều khi cử động hoặc chạm vào vùng bị thương.
- Chỗ bị thương bị bầm tím với mức độ tăng dần.
- Cảm thấy tê vùng bị chấn thương.
- Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng chỗ bị bong gân và căng cơ.
- Phần xương, khớp bị thương có hiện tượng biến dạng hoặc cong.
- Gặp vấn đề khi khuân vác vật nặng và kéo dài tình trạng.
Bong gân và căng cơ là những chấn thương thường gặp. Điểm khác biệt giữa bong gân và căng cơ đó là bong gân khiến vùng bị thương bầm tím. Khi gặp phải một trong hai tình trạng này, người bệnh cần được sơ cứu đúng cách để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.
Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.
Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...
X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.
Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.
Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.
Loãng xương và thiếu xương đều là những vấn đề về xương. Sự khác biệt giữa hai tình trạng này là ở mức độ giảm mật độ xương. Cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa loãng xương và thiếu xương, ai có nguy cơ mắc phải cũng như những bước cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe xương.
Khi tốc độ mất khoáng chất trong xương nhanh hơn tốc độ tái tạo thì được gọi là khử khoáng xương. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề khác, bao gồm cả bệnh loãng xương.
Xương chắc khỏe là điều rất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Loãng xương và nhuyễn xương là hai bệnh lý về xương. Mặc dù cả hai đều làm xương yếu đi nhưng đây là hai căn bệnh riêng biệt với nhiều điểm khác nhau.
Viêm khớp phản ứng là tình trạng viêm khớp xảy ra do nhiễm trùng ở một khu vực khác trong cơ thể. Đa phần, viêm khớp phản ứng là do các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường ruột. Tình trạng viêm khớp thường xảy ra sau khi nhiễm trùng đã được điều trị khỏi.