Phác đồ điều trị sẹo hẹp hạ thanh môn ở trẻ em
1. Nguyên nhân gây ra sẹo hẹp thanh khí quản
Sẹo hẹp thanh khí quản là một biến chứng phổ biến do các tổn thương ở thanh quản hoặc ở khí quản hình thành sẹo, làm hẹp khẩu kính đường thở.
Nguyên nhân gây ra sẹo hẹp thanh khí quản bao gồm:
- Viêm nhiễm mãn tính như viêm nhiễm sụn mãn tính, thoái hóa dạng tinh bột...
- Sự xuất hiện của u lành tính/u ác tính (ung thư) ở thanh khí quản.
Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của sẹo hẹp thanh khí quản là các chấn thương, có thể là chấn thương bên trong do các thủ thuật đặt ống nội khí quản kéo dài, phẫu thuật, mở khí quản, xạ trị, bỏng trong khí quản... hoặc cũng có thể là chấn thương bên ngoài, ví dụ như chấn thương vùng cổ từ ngoài.
2. Chẩn đoán sẹo hẹp hạ thanh môn ở trẻ em
Để chẩn đoán sẹo hẹp hạ thanh môn, các bác sĩ đầu tiên sẽ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng chính, bao gồm:
- Thở rít và khó thở.
- Trẻ quấy khóc, thở gấp và thân thể tím tái.
- Bệnh sử của trẻ em: Bao gồm chấn thương, viêm nhiễm, bất thường bẩm sinh, đặt nội khí quản lâu ngày...
Cùng với đó, một số xét nghiệm và kiểm tra cụ thể hơn để xác định sẹo hẹp hạ thanh môn là:
- Nội soi thanh khí quản bằng ống cứng.
- Chụp CT Scan để xác định chính xác vị trí hẹp cũng như độ dài đoạn hẹp.
- Chụp X-Quang cổ thẳng, cổ nghiêng trong trường hợp không thể chụp CT-Scan.
- Các xét nghiệm tiền phẫu.
3. Phác đồ điều trị sẹo hẹp hạ thanh môn ở trẻ em
Các phương pháp điều trị sẹo hẹp hạ thanh môn ở trẻ em đang có hiện nay bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
3.1 Điều trị nội khoa
- Đối với nhiễm trùng: Dùng Cefotaxim trong vòng 2 tuần.
- Đối với các yếu tố nguy cơ: Điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
3.2 Điều trị ngoại khoa
Chủ yếu là thực hiện các phẫu thuật, bao gồm:
Phẫu thuật mở khí quản: Hỗ trợ kiểm soát đường thở của bệnh nhi và là bước chuẩn bị cho phẫu thuật chỉnh hình.
Chỉnh hình thanh khí quản: Tuỳ theo độ hẹp mà sẽ có những loại phẫu thuật chỉnh hình khác nhau.
- Độ 1, 2: thực hiện chỉnh hình nội soi bằng cách loại bỏ sẹo hẹp sử dụng laser kết hợp thêm với ống nong, chích Mitomycin tại chỗ,
- Độ 3, 4 hoặc chỉnh hình nội soi thất bại: phẫu thuật hở chỉnh hình thanh khí quản với các kĩ thuật: bổ sụn nhẫn trước, bổ sụn nhẫn sau, Four-Quadrant Cricoid Cartilage Division, Ghép sụn sườn để mở rộng lòng thanh quản, nối hai đầu khí quản, cắt nối sụn nhẫn...
3.3 Điều trị sau phẫu thuật
Hậu phẫu thuật điều trị sẹo hẹp hạ thanh môn ở trẻ em, bệnh nhi sẽ tiếp tục được theo dõi và điều trị như sau:
- Tiếp tục sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề... trong vòng 2 tuần sau khi thực hiện phẫu thuật.
- Trong vòng 8 tuần sau khi mổ, bệnh nhi cần được điều trị chống trào ngược dạ dày thực quản.
- Chăm sóc ống thở.
- Sau khi cắt chỉ vết mổ, bệnh nhi sẽ được xuất viện.
- Tùy thuộc theo loại ống nong mà các bác sĩ sẽ hẹn lại lịch tái khám để soi kiểm tra, rút ống... khi tình trạng thông thoáng đường thở đã được xác định là ổn định.
Có thể thấy, việc điều trị sẹo hẹp hạ thanh môn ở trẻ em cần phải tuân thủ theo một phác đồ điều trị nhất định tùy thuộc vào tình trạng của bé. Do đó, bệnh nhi cần được kiểm tra, xác định rõ tình trạng ở các bệnh viện/trung tâm y tế uy tín và có đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo thực hiện điều trị là hiệu quả.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?
- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1211 lượt xem
Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3359 lượt xem
Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 888 lượt xem
Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?
Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1029 lượt xem
Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1109 lượt xem
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!
Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.
Chốc lở thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.
Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.