1

Phác đồ điều trị BPaL - Giải pháp mới trong điều trị lao kháng thuốc tại Việt Nam - bệnh viện Phổi trung ương

Sáng ngày 07/4/2021, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia và Hội Chống lao Hoàng gia Hà Lan phối hợp tổ chức Hội thảo triển khai nghiên cứu phác đồ BPaL, giới thiệu Dự án LIFT TB.

Dự án LIFT-TB (Leveraging Innovation for Faster Treatment of Tuberculosis) giai đoạn 2021-2023 với ngân sách của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn thông qua tổ chức của TB Alliance hỗ trợ triển khai thí điểm phác đồ BPaL tại bảy quốc gia trong đó có Việt Nam.

Theo PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia : “Với phác đồ điều trị BPal, người mắc bệnh lao kháng thuốc sẽ được rút ngắn thời gian điều trị từ 18 tháng xuống chỉ còn sáu tháng. Hiệu quả điều trị đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo đạt kết quả tốt, tới 90%”.

PGS Nhung cho biết thêm: “Việt Nam sẽ tiến hành nghiên cứu triển khai thí điểm theo dõi dọc sử dụng phác đồ điều trị BPaL. Mục tiêu chính của nghiên cứu là ước hiệu quả và mức độ an toàn của phác đồ BPaL trên bệnh nhân lao đa kháng thuốc và bệnh nhân không dung nạp thuốc hoặc thất bại trong điều trị lao đa kháng thuốc.”

Trong nhiều năm, bệnh nhân lao đa kháng thuốc (MDR-TB) được điều trị theo phác đồ điều trị lao đa kháng thông thường do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, thường là có giai đoạn điều trị tấn công kéo dài 8 tháng và tổng thời gian điều trị kép dài 20 tháng.

Từ tháng 8 năm 2018 theo “Thông báo nhanh” (rapid communication) của WHO, những bệnh nhân lao kháng rifamcipin (RR-TB) hoặc đa kháng thuốc (MDR-TB) không có tiền sử sử dụng thuốc lao hàng hai và không kháng với nhóm FQs hoặc được coi là rất khó có khả năng kháng với FQ, có thể được điều trị bằng phác đồ ngắn hạn hơn ( STR) gồm thuốc tiêm hàng hai (tốt nhất là dùng thuốc uống hoàn toàn) thay cho phác đồ dài hạn hiện hành.

Việt Nam là một trong những nước có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao. Phác đồ điều trị lao kháng thuốc kéo dài từ 18-20 tháng. Với mục tiêu triển khai áp dụng phác đồ điều trị ngắn hơn, Việt Nam tiến hành nghiên cứu triển khai phác đồ BPaL.

Nghiên cứu được thực hiện từ kết quả điều trị với 567 bệnh nhân trong thời gian 3 năm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cơ sở cho việc triển khai mở rộng. Đây là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 không có đối chứng với số lượng hơn 500 bệnh nhân, sẽ cung cấp bằng chứng cho việc quyết định triển khai mở rộng.

Thông qua nghiên cứu này, năng lực của Chương trình Chống lao Quốc gia được tăng cường trong việc triển khai thực hiện phác đồ BpaL. Kết quả của nghiên cứu sẽ được sử dụng để hỗ trợ việc triển khai mở rộng phác đồ trên quy mô toàn quốc.

Nguồn: Bệnh viện Phổi Trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 658 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây