1

Nước Anh sốc khi 1 bé gái 6 tuổi và 1 bác sĩ tử vong vì H1N1 - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Cả nước Anh đang hướng tới đại dịch cúm A/H1N1 khi tuần qua, một bé gái khỏe mạnh và một bác sĩ đã tử vong bởi vi rút này.

Chloe (sống tại Tây Drayton, Tây London), bắt đầu bị ốm vào hôm thứ Tư và tử vong vào đêm ngày thứ Năm. BS Đa khoa Michael Day (sống tại Dunstable, Bedfordshire) cũng đã không qua khỏi vào hôm thứ Bảy tại bệnh viện Luton&Dunstable. Cả cô bé và bác sĩ này đều có sức khỏe rất tốt trước khi bị nhiễm loại vi rút gây ra đại dịch toàn cầu này. 3 người không có vấn đề nào về sức khỏe trước đó cũng đã tử vong vì cúm A/H1N1, nâng tổng số ca tử vong tại Anh lên 17 người. Chloe Buckley, 6 tuổi, đã tử vong sau 48 giờ với biểu hiện viêm họng và chỉ còn 1 ngày nữa là cô bé tròn 7 tuổi. Cô bé đã không được uống thuốc kháng vi rút Tamiflu vì bác sĩ chẩn đoán nhầm là viêm amidan. Tuy nhiên, sáng hôm sau, tình trạng của Chloe ngày càng tồi tệ hơn, cô bé đã được đưa tới bệnh viện Hillingdon. Ngay lập tức, cô bé được chuyển cấp cứu tới bệnh viện St Mary ở Paddington nhưng Chloe đã không qua khỏi trong đêm hôm đó.

Cùng ngày, bác sĩ 64 tuổi Michael Day đã tử vong do vi rút H1N1. Một câu hỏi được đặt ra là có phải vị bác sĩ này nhiễm bệnh từ bệnh nhân của mình? Một miếng gạt y tế thu thập được sau khi vị bác sĩ này chết cho thấy bệnh nhân đã nhiễm vi rút H1N1, mặc dù nguyên nhân chính xác dẫn tới tử vong ở vị bác sĩ này chưa được tiết lộ. Được biết BS Day đang điều trị cho bệnh nhân cúm A/H1N1. Các đồng nghiệp của BS Day cho biết họ không thấy có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bệnh của BS Day đang rất nguy hiểm.

“Tôi chỉ thấy là ông Day có vẻ bị cảm lạnh”, một đồng nghiệp tiết lộ. Tối qua, các chuyên gia đã cố gắng chấn an dư luận rằng cúm A/H1N1 không dễ lây hơn so với cúm mùa bình thường và rằng hầu hết những trường hợp nhiễm bệnh đều chỉ ở mức độ nhẹ. “Một số lượng lớn bệnh nhân cúm A/H1N1 đã nhanh chóng hồi phục sau khi uống paracetamol hay ibuprofen và uống nhiều nước”, TS Laurence Buckman, Chủ tịch Ủy ban Bác sĩ đa khoa BMA, nhấn mạnh, “Chúng ta phải nhớ rằng mỗi năm có rất nhiều trường hợp tử vong do cúm mùa và những rủi ro này là không thể tránh được”.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1092 lượt xem

Thóp đầu của bé 5,5 tháng tuổi bị lõm có phải do thiếu nước không?

Thóp đầu của bé nhà em bị lõm. Có phải do cháu bị thiếu nước không ạ? Bé nhà em đang 5,5 tháng ạ. Nếu cần bổ sung nước thì em phải bổ sung cho cháu thế nào? Em cho bé bú mẹ hoàn toàn.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1492 lượt xem

Hơn 1 tuần tuổi bé uống nước được không?

Bé nhà em mới được hơn 1 tuần tuổi. Em thấy môi bé hay bị khô nên cho bé uống chút nước. Cháu còn bé như vậy uống nước có được không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  396 lượt xem

Ti của trẻ 4 tháng tuổi chợt đỏ, ngứa, rỉ nước và bong vảy cứng là bị làm sao?

Bé nhà em vừa tròn 4 tháng tuổi, bé nặng 10kg. Em rất lo khi thấy ti bé bỗng nhiên bị chợt đỏ, ngứa, có những mảnh cứng bong ra và còn rỉ nước nữa. Cho bé khám da liễu thì bác sĩ kết luận bé bị viêm da cơ địa ạ. Bé được kê bôi hydrocortison và canestlani 15ml nhưng cũng không khỏi. Giờ em phải làm thế nào ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  458 lượt xem

Da tay, chân của trẻ 5 tháng tuổi có mụn đỏ, ngứa và chứa nước là bị làm sao?

Bé nhà em đang được 5 tháng tuổi. Gần đây không hiểu sao trên da tay và da chân của bé có rất nhiều mụn đỏ, ngứa và có cả nước. Mụn sờ vào thấy cứng cứng, sau một thời gian thì tự lặn rồi mụn khác lại mọc lên. Mụn chỉ mọc ở da tay, chân chứ không mọc ở mông, lòng bàn tay, chân. Bé cũng không sốt và ăn ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy là bị làm sao, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1070 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 745 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 591 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 672 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12004 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 622 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em
Bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ và nhạy cảm với gluten ở trẻ em

Bệnh celiac là gì? Bệnh Celiac khác với nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng lúa mỳ như thế nào? Cách phát hiện trẻ bị bệnh Celiac, dị ứng lúa mỳ hay nhạy cảm với gluten? Đảm bảo trẻ có chế độ ăn không chứa gluten bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức này trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây